Bản chất của hợp đồng và phân loại hợp đồng

ban-chat-hop-dong-va-phan-loai-hop-dongTrong quá trình hoạt động, sản xuất, các chủ thể thường xuyên tham gia quan hệ với nhau để sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thuê mướn nhân công hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt , tiêu dùng nào đó. Hình thức pháp lý của các quan hệ đó chính là hợp đồng.

Hiểu theo nghĩa khái quát nhất thì hợp đồng là sự thỏa thuạn giữa các bê kí kết nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Với cách hiểu như vậy thì hợp đồng có các yếu tố sau:

 - Hợp đồng là sự thỏa thuận;

- Sự thỏa thuận hướng tới một đối tượng xác thực và hợp pháp;

- Sự thỏa thuận nhằm phát sinh nghĩa vụ pháp lý.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải sự thỏa thuận nào cũng tất yếu dẫn tới việc hình thành hợp đồng, ví dụ, sự thỏa thuận trái pháp luật và những thỏa thuận không hướng tới việc xác lập nghĩa vụ pháp lý. Mặt khác, không phải nghĩa vụ pháp lý nào cũng phát sinh từ thỏa thuận, ví dụ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

2. Phân loại hợp đồng

Quan hệ hợp đồng trong thực tế hết sức đa dạng và do đó, cần phải phân loại chúng theo từng nhóm, dựa vào những dấu hiệu đặc trưng của chúng. Người ta có thể phân loại chúng theo những tiêu chí khác nhau:

1. Căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng mà người ta chia hợp đồng thành từng loại riêng như: hợp đồng mua bán; hợp đồng trao đổi tài sản; hợp đồng tặng cho tài sản; hợp đồng vay tài sản; hợp đồng thuê, mượn tài sản; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng ủy quền… và nhìn chung không thể liệt kê hết các loại hợp đồng theo từng lĩnh vực cụ thể.

2. Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ của các bên chi thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.

- Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng mà thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm giao kết hợp đồng, ví dụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ…

- Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên chuyển giao cho nhau đối tượng hợp đồng, ví dụ, hợp đồng tín dụng, hợp đồng gửi giữ tài sản.

3. Căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng mùa vụ và hợp đồng đơn vụ:

- Hợp đồng song vụ là những hợp đồng, trong đó các bên đều có nghĩa vụ. Hay nói cách khác, mỗi bên tham gia hợp đồng đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ; quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Ví dụ giao hàng và được quyền nhận hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng và được quyền nhận tiền là giá trị của hàng hóa còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và có quyền nhận hàng hóa vào sở hữu của mình.

- Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ co snghiax vụ mà không được hưởng quyền còn một bên được hưởng quyền mà không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào. Ví dụ, hợp đồng tặng cho tài sản.

4. Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợ ích của các bên chủ thể, hợp đồng được chia thành hợp đồng mang tính chất đền bù và hợp đồng không mang tính chất đền bù:

- Hợp đồng mang tính chất đền bù là hợp đồng trong đó mỗi bên chủ thể sau khi dã thực hiện xho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Ví dụ, người bán được người mua đền bù cho một số tiền theo sự thỏa thuận giữa các bên.

- Hợp đồng không mang tính đền bù là hợp đồng một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải đền bù cho bên đó bất kỳ lợi ích nào.

5. Căn cứ vào tính phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực mà các hợp đồng được chia thành các hợp đồng chính và hợp đồng phụ:

- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào một hợp đồng khác.

- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào một hợp đồng khác (hợp đồng chính). Ví dụ, trong quan hệ thế chấp tài sản để đảm bảo cho một khoản vay ngân hàng thì hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ còn hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính.

Ngoài ra, người ta còn có thể dựa vào nhiều can cứ khác nhau để phân loại hợp đồng như căn cứ vào hình thức của hợp đồng mà chia thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng công chứng, căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng mà chia thành hợp đồng thực hiện một lần, hợp đồng thực hiện nhiều lần; hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng dài hạn; hoặc người ta có thể chia hợp đồng thành: hợp đồng có điều kiện; hợp đồng vì lọi ích của người thứ ba; hợp đồng may rủi…

Đặc biệt, phap luật Việt Nam có một cách phân biệt hợp đòng rất quan trọng là căn cứ vào cơ cáu chủ thể của hợp đồng, mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng, hình thức thể hiện cam kết của các bên mà chia thành hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”