Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
1. Hợp đồng dân sự
Theo Điều 394 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứa quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự có các đặc điểm pháp lý nổi bật như sau:
- Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể (các bên) của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Hợp đồng dân sự có thể được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân; pháp nhân với cá nhân, cá nhân với tổ hợp tác, hộ gia đình; các tổ hợp tác, hộ gia đình với nhua.
Cá nhân trở thành chủ thể của hợp đồng dân sự khi thỏa mã những điều kiện do pháp luật quy định, cụ thể là:
- Người từ đủ sáu tuổi đến cha đủ mười tám tuổi khi xác lạp, thực hiện các hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ hợp đồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện thao pháp luật.
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền xác và thực hiện các hợp đồng dân sự.
Pháp nhân xác lập và thực hiện hợp đồng trên cơ sở năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân.
- Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng dân sự có thể được ký kết bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng văn bản. Những hợp đồng theo quy định của pháp luật phải xác lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định này (Điều 400 Bộ luật Dân sự). Một số loại hợp đồng pháp luật quy định phải có công chứng, chứng thực như hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng thuê doanh nghiệp… Đối với những hợp đồng pháp luật không quy định phải tuân thủ một hình thức cụ thể nhưng các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức phù hợp thì phải tuân theo hình thức đó.
- Mục đích của hợp đồng. Tuy Bộ luật Dân sự không quy định rõ về mục đích của hợp đồng dân sự nhưng trong thực tế hợ đồng dân sự thường được ký kết nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng.
2 Hợp đồng kinh tế
- Theo quy định hiện hành, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. (Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989).
Hợp đồng kinh tế có các đặc điểm sau đây:
- Về chủ thể của hợp đồng: Theo các Điều 2, 42, 43 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các nhóm chủ thể sau đây: (1) pháp nhân với phá nhân; (2) pháp nhân với các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hộ kinh doanh cá thể (cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh); (3) pháp nhân với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể; (4) pháp nhân với các tổ chức và cá nhân nước ngaofi tại Việt Nam.
- Như vậy, so với hợp đồng dân sự thì phạm vi của chủ thể của hợp đồng kinh tế rất hẹp, chỉ bao gồm một số loại nhất định như nêu trên và bắt buộc trong một quan hệ hợp đồng kinh tế một bên phải có tư cách pháp nhân.
- Pháp nhân là những tổ chức thỏa mãn các điều kiện quy định tai Điều 94 Bộ luật Dân sự. Pháp nhân có thể là cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế… Thực tế ký kết hợp đồng kinh tế cho thấy các bên trong hợp đồng kinh tế thường là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Cần lưu ý rằng các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân độc lập và bởi vậy, khi tham gia quan hệ hợp đồng nó phải sử dụng danh nghĩa của pháp nhân.
- Mục đích của hợp đồng kinh tế thường được ks kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau mà mục đích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng này thường là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Cố hai vấn đè về chưa được làm rõ và bởi vậy rất khó áp dụng trong thực tiễn để xác định mục đích hợp đồng, đó là: (1) thế nào là mục đích kinh doanh và (2) trong một hợp đồng có cần thiết tất cả các bên đều có mục đích kinh doanh hay chỉ cần một bên có mục đích này là đủ?
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoawcjj tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Mục đích kinh doanh chỉ có ở các chủ thể kinh doanh. Mọi hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện trong khuon khổ nghề nghiệp kinh doanh của mình đều phải được suy đoán là có mục đích kinh doanh. Ví dụ, hành vi mua hàng về để bán lại của một công ty thương mại hay hành vi thuê địa điểm bán hàng của cổn ty đó đều là những hành vi có mục đích kinh doanh.
Trường hợp cá nhân có đăng ký kinh doanh ký hợp đồng kinh tế rất khó xác định mục đích là kinh doanh hay tiêu dùng. Ví dụ, một cá nhân kinh doanh ký hợp đồng mua hàng hóa trong đó một nửa số hàng để chi dùng cho gia đình, một nửa bán lại kiếm lời. hành vi mua của cá nhân này có mục dích kinh doanh hay không? Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chưa quy định cụ thể về các trường hợp tương tự.
Một vấn đề rất phức tạp là trong một quan hệ hợp đồng kinh tế, tất cả các bên đều phải có mục đích kinh doanh hay chỉ cần một bên có mục đích kinh doanh là đủ? Vấn đề này chưa được Pháp lệnh Hợp đồng kin tế quy định rõ. Nhưng trong thực tế, một hợp đồng được thừa nhận là hợp đồng kinh tế khi tất cả các bên tham gia quan hệ đều nhằm mục đích kinh doanh hay ít nhất có một bên nhằm mục đích kinh doanh hay ít nhất có một bên nhằm mục đích kinh doanh còn bên kia tuy không nhằm mục đích kinh nhưng cũng không nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, thuê lao động.
Ví dụ: Hợp đồng xây dựng ký bằng văn bản giữa Trường Đào tạo các chức danh tư phá với công ty xây dựng để xây dựng hội trường có được coi là hợp đồng kinh tế hay không?. Trong quan hệ hợp đồng này, Công ty xây dựng có mục đích knh doanh còn Trường Đào tạo các chức danh tư pahsp không có mục đích kinh doanh, bởi Trường không phải là một đơn vị kinh tế. Nhưng tham gia vào hợp đồng nói trên, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, với tư cách là một pháp nhân không có mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Và hợp đồng xây dựng nói trên, nếu được xác lập dưới hình thức văn bản thì được coi là hợp đồng kinh tế.
- Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản.
Văn bản hợp đồng là hình thức có thể thể hiện một cách hữu hình các nội dung mà các bên đã thỏa thuận được với nhau. Đó có thể là bản hợp đồng với đầy đủ chữ ký của các bên hoặc các tài liệu giao dịch (Công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng...) trong đó chứa đựng các nội dung mà các bên thỏa thuận được với nhau. Luật Thương mại còn quy định điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản của hợp đồng (khoản 3 Điều 49 Luật Thương mại).
Một hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế khi tảo mãn đồng thời cả ba đặc trưng noi trên. Điều này dẫn đến các hệ quả sau:
- Hợp đồng ký bằng văn bản giữa các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân với nhua để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các bên không phải là hợp đồng kinh tế, do không bên nào trong hợp đồng có tư cách pháp nhân.
- Hợp đồng ký bằng văn bản giữa ột hộ kinh doanh cá thê với một pháp nhân kinh tế để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của họ không pahri là hợp đồng kinh tế.
- Hợp đồng được ký giữa hai pháp nhân kinh tế để phục vụ hoạt động kinh doanh mà không thể hiện dưới hình thức văn bản, không được coi là hợp đồng kinh tế. Tranh chấp phát sinh tư quan hệ hợp đồng này chỉ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Việc phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự có ý nghãi quan trọng trong việc lựa chọn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng và xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Đối với quan hệ họp đồng kinh tế pahri ưu tiên áp dụng Pháp lệnh Hơp đồng kinh tế; tranh chấp phát sinh được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo thủ tục tố tụng kinh tế. Nhưng do các quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế còn khá sơ sài và cứng nhắc mà việc phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự còn khó khăn và hay nhầm lẫn.
3. Hợp đồng trong hoạt động thương mại
Luật thương mại khong đưa ra khái niệm về hợp đồng trong hoạt động thương mại. Nhưng từ những quy định trong Luật Thương mại có thể rút ra khái niệm sau: “Hộp đồng trong hoạt động thương mại là sự thảo thuận nhằm xác lập, tahy đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa thương mại có các đặc điểm sau:
a) Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng: Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng là lĩnh vực thương mại gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại. Các hoạt động thương mại được quy định tại Điều 45 Luật Thương mại và bao gồm: Mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công trong thương mại; đấu giá hàng hóa; đầu thầu hàng hóa; dịch vụ nhận hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa; hội chợ, triển lãm thương mại.
Theo Luật Thương mại được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm mua bán hàng hóa và các dịch vụ liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa. Ngay cả mua hàng hóa cũng bị giới hạn trong phạm vi những hàng hóa hữu hình như máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hinhd thức cho thuê, mua, bán. Các tài sản khác nh giá trị quyền, sử dụng đất, bản quyền sở hữu công nghiệp…không phải là đối tượng của hoạt động mua bán hàng háo trong thương mại.
Các dịch vụ chỉ được coi là dịch vu thương mại khi chúng gắn liền với hoạt động mua bán hàng hóa. Các hoạt động đại lý vận chuyển, địa lý bảo hiểm, môi giới chứng khoán… không được coi là hoạt động thương mại và không được Luật Thương mại điều chỉnh.
b) Chủ thể của hợp đồng: Các bên tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại là thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan. Theo khoản 6 Điều 5 Luật Thương mại, thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.
- Một dấu hiệu bên ngoài rất dễ nhận biết của thương nhân là họ có đăng ký kinh doanh để hoạt động thương mại. Những chủ thể đã được Nhà nước thừa nhận quyền kinh doanh thương mại thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đương nhiên có tư cách thương nhân.
Một vấn đề đặt ra là những chủ thể không lấy việc thực hiện các hoạt động thương mại như một nghề nghiệp, nhưng thường xuyên tham gia vào các quan hệ thương mại có được coi là đương nhiên có tư cách thương nhân hay không? Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất, thường xuyên tham gia vào quan hệ mua bán: mua nguyên liệu, bán sản phẩm? Do khái niệm về thương nhân trong Luật Thương mại không đề cập gì đến tính “nghề nghiệp” của hoạt động thương mại mà chỉ nhấn mạnh tính “thường xuyên” nên chúng tôi cho rằng tất cả những chủ thể vừa sản xuất (hoặc làm dịch vụ) vừa tham gia các quan hệ thương mại gắn liền với sản xuất (dịch vu) đều được coi là thương nhân.
Xét về hình thức pháp lý thì thương nhân có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hượp tác, hộ gia đình… Như vậy, thương nhân thực chất là một thuật ngữ dùng để chỉ các chủ thể kin doanh lấy hoạt động thương mại làm nghề nghiệp cho mình hoạc trong quá trinhg hoạt động kinh doanh có nhu cầu thường xuyên tham gia quan hệ thương mại. Thương nhân có thể là doanh nghệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể.
- Mục đích của hợp đồng: Hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể được ký kết giữa thương nhân với thương mại có thể được ký kết giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan, do đó trong một quan hệ hợp đồng thương mại ít nhất một bên pahri có mục đích kinh doanh và bên đó thường là thương nhân. Ví dụ, một công dân mua hàng của một thương nhân thì phía công dân việc mua hàng chỉ nhằm mục đích sinh hoạt, nhưng phía thương nhân, việc bán hàng lại có mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhận. Nhưng nếu không bên nào có mục đích kinh doanh thì hợp đồng không được coi là hợp đồng trong hoạt động thương mại, ví dụ, một thương nhân mua gạo của một hộ nông dân về ăn.
- Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng trong hoạt động thương mại có thể dược ký kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với những loại họp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Thư điện tử và các hình thức thông tin tuân điện tử khác cũng được coi là văn bản hợp đồng.
Thực tế, theo quy định của Luật Thương mại thì hầu hết hợp đồng trong hoạt động thương mại đều phải ký bằng văn bản, đó là hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa…
Trong thực tiễn hàng nghề, để nhận biết một quan hệ hợp đồng có phải là hợp đồng trong thương mại hay không, trước hết các Luật sư phải lưu ý đến nội dung của hợp đồng là gì, có phải là một trong 14 loại hành vi thương mại được quy định tại Điều 45 Luật Thương mại hay không? Sau đó Luật sư phải xem các bên ký kết hợp đồng là ai, có bên nào có tư cách thương nhân hay không và hợp đồng có phục vụ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân hay không? Cuối cùng cần lưu ý thời điểm xác lập hợp đồng, bởi lẽ Luật Thương mại mới có hiệu lực từ ngày 01-01-1998.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dich vu soan thao hop dong
- giai quyet tranh chap hop dong kinh te
- luat su
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luat su tu van hop dong
- luat su uy tin
- soan thao hop dong
- tu van giai quyet tranh chap hop dong
- tu van hop dong
- tu van hop dong kinh te
- tu van luat hop dong
- tu van luat uy tin
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Bản chất của hợp đồng và phân loại hợp đồng
- Thủ tục nhận con nuôi của người nước ngoài ở Việt Nam
- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước
- Tư vấn nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước
- Thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú
- Lưu ý về công chứng hợp đồng đất
- Người sử dụng đất có được bảo lãnh vay vốn bằng quyền sử dụng đất
- Thủ tục xin cấp lại Giấy phép xây dựng
- Trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất