Hiệu lực của hợp đồng

hieu-luc-cua-hop-dong1. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận làm phát sinh nghĩa vu pháp lý ràng buộc các bên tham gia quan hệ vơi snhua. Nhưng không phải sự thỏa thuận nào cũng dẫn tới việc hình thành hợp đồng. Để một thỏa thuận được coi là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ hợp đồng thì thỏa thuận đó phải phù hợp các quy định của pháp luật. Các quy định này gọi là các điều kiện có hiej lực của giao dịch mà hợp đồng là một dạng giao dịch.

 

Điều 131 BLDS quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây: (i) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi da sự; (ii) Mục đích và nội dung của giao dịch không trái với pháp luật, đọa đức xã hôi; (iii) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; (iv) Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế không quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế mà chỉ liệt kê các trường hợp hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu và phân biệt thành hợp đồng kinh tế vô hiệu và hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần. Từ các quy định này có thể suy ra các điều kiện để hợp đồng kinh tế có hiệu lực như sau: (i) Nội dung hợp đồng kinh tế không vi phạm điều cấm của pháp luật; (ii) Các bên ký ké hợp đồng kinh tế có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện cong việc đã thỏa thuận trong hợp đồng; (iii) Người ký hợp đồng kinh tế đúng thẩm quyền; (iv) Các bên tham gia hợp đồng phải tự nguyện (không bị lừa dối).

Như vậy, về cơ bản, các điều kiện để hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật được quy định pháp luật có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ, áp dụng điều kiện người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để xem xét hiệu lực của hợp đồng kinh tế. Chủ thể của hợp đồng kinh tế thường là các chủ thể kinh doanh mà khi các tổ chức, cá nhân đã được Nhà nước thừa nhận là các chủ thể kinh doanh thì có nghĩa là chúng đã đáp ứng yêu cầu phải cố năng lực háp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để tham gia các quan hệ hợp đồng. Nhưng theo quy đinh của pháp luật thì các chủ thể kinh doanh phải đăng ký và đăng ký ngành nghề đã đăng ký. Bởi vậy, hợp đồng kinh tế sẽ bị vô hiệu nếu một bên tham gia hợp đồng (bên là chủ thể kinh doanh) không có đăng ký kinh doanh để thực hiện nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.

2. Hợp đồng vô hiệu

Các giao dịch (hợp đồng) không thỏa mãn điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau và chúng ta nói rằng giao dịch này bị vô hiệu (không có hiệu lực). Hay nói chính xác hơn là các hành vi được thực hiện dưới dạng giao dịch (hợp đồng) không mang tính chất là sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả mà các bên tham gia quan hệ mong muốn đạt được.

Bộ luật Dân sự quy định rất cụ thể về các trường hợp giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu và xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu ở các điều từ Điều 136 đén Điều 147 với việc phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu hoàn toàn và giao dịch dân sự vô hiệu từng phần. Nhiều công trình nghiên cứu cũng cũng đã đề cập chi tiết các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu. Bởi vậy, bài viết này chỉ tập chung làm rõ một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế vô hiệu.

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế phân biệt hợp dồng kinh tế vô hiệu toàn bộ và những hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần:

(i) Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ: Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ là những hợp đồng ký kết trái với quy địn của pháp luật và không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào giữa các bên từ khi ký kết. Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1980 thì hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ trong những trường hợp sau đây:

1. Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.

Nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật là nói đén việc các bên, thông qua hợp đồng, thỏa thuận với nhau để thựa hiện những nội dung công việc bị pháp luật cấm thực hiện. Ví dụ, mua bán hàng hóa cấm; sản xuất, tieu thụ hàng giả; vận chuyển hàng cấm lưu thông, cung ứng dịch vụ bị cấm thực hiện, dịch chuyển tài sản trái phép hay những thỏa thuận gây thiệt hại cho lợi ích của người thứ ba. Và bởi vậy, để xác định hợp đồng có bị vô hiệu do nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hay không cần lưu ý xem xét điều khoản đói tượng của hợp đồng, xem các bên thỏa thuận với nhau để thực hiện nội dung công việc gì; công việ này có bị cấm thực hiện trong các văn bản pháp luật hay không? Các quy phạm cấm đoán này có thể tìm thấy trong nhiều van bản pháp luật khác nhau. Ví dụ, các quy định về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện trong Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 3-3-1999; quy định trong Luật phá sản về cấm doanh nghiệp mắc nợ dịch chuyển tài sản…

2. Một trong các bên ký kết hợp đồng kinh tế không có đang ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc áp dụng căn cứ này để tuyên bố hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bọ có rất nhiều vướng mắc trong thực tế. Xung quanh quy định này có nhiều vấn đề cần làm rõ. Thế nào là khong có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng? có cần tất cả các bên trong hợp đồng đều phải có đăng ký kinh doanh hay không? Các bên phải có đăng ký kinh doanh trước khi ký kết hợp đồng hay trước khi thực hiện hợp đồng?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mỗi doanh nghiệp chỉ được quyền kinh doanh trong một hoặc một số ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn trước và đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác là năng lực pháp luật dân sự của các chủ thể kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi đăng ký kinh doanh, phù hợp với mục đích hoạt động của mình. Chính vì vậy, khi một chủ thể của hợp đồng và hậu quả là hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, quyền kinh doanh của các chủ thể kinh doanh không chỉ phản ánh thông quan Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động knh doanh khi thỏa mãn các diều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các điều kiện kinh doanh này có thể được biểu hiện qua Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Như vậy, để khẳng định quyền được kinh doanh của doanh nghiệp trong một ngành nghè kinh doanh nào đó cần xem xét Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh, Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Để xác định hợp đồng kinh tế có bị vô hiệu do một bên không có đăng ký kinh doanh để thực hiện nội dung đã thỏa thuận hay không, cần nghiên cứu kỹ nội dung hợp đồng để xem các bên có những nghĩa vụ cụ thể gì? Việc thực hiện các nghĩa vụ đó có phù hợp với đăng ký kinh doanh của từng bên hay không? Những ngành nghề các bên dược quyền kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì? Đối với những ngành nghề phải có Chứng chỉ hành nghề hoặc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải xem xét nội dung của Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa đảo.

Khi người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền thì ý chí mà họ thể hiện trong hợp đồng có thể không phải ý chí của bên mà họ đại diện và hợp đồng bị coi là vô hiệu toàn bộ.

Thực tiễn biết đến nhiều trường hợp một bên để người không có thẩm quyền đại diện như Phó giám đốc, Trưởng chi nhánh…ký hợp đồng kinh tế. Nếu việc thực hiện hợp đồng còn mạng lại lợi ích thì họ sẽ nghiêm túc thực hiện. Trường hợp ngược lại, họ sẽ không thực hiện hợp đồng va khi tranh chấp phát sinh họ sẽ yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp tuyên bố hợp đồng kinh tế bị vô hiệu toàn bộ rũ bỏ trách nhiệm thực hiện hợp đồng một cách hoàn toàn hợp pháp.

Thực tế hay xảy ra tình huống khi ký kết hợp đồng kinh tế, người quản lý hợp đồng không có văn bản ủy quyền của người địa diện theo pháp luật của các bên nhưng sau này người đại diện theo pháp luật đã chấp nhận hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong những trường hợp như vậy thì hợp đồng kinh tế đã được ký kết có bị vô hiệu hay không? Có ý kiến cho rằng phải công nhận tính hượp pháp của hợp đồng.

Chứng tôi tán thành quan điểm thứ hai bởi hợp đòng nói chung, trong đó có hợp đồng kinh tế là sự thống nhất ý chí của các bên trên cơ sở tự nguyện. Nếu nội dung của hợp đồng phản ánh ý chí thật của các bên thì không có lý do gì để tuyên hợp đồng vô toàn bộ (Điều 154 Bộ luật Dân sự đã quy định: “Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện hông làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện chấp thuận”. Trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây cũng hướng dẫn: “Hợp đồng kinh tế đã ký kết với đại diện của một hoặc các bên không đúng thẩm quyền, nếu khi phát hiện mà không được sự chấp nhận bằng văn bản về nội dung hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ”[1]. Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế cũng có hướng dẫn tương tự.

Vấn đề là ở chỗ những hành vi nào được coi là hành vi “chấp thuận” của người được đại diện? Chung stooi cho rằng các hành vi sau đây phải được coi là sự chấp thuận của người đại diện theo pháp luật của các bên: Người đại diện theo pháp luật cấp giấy ủy quyền, gửi công văn chấp nhận hợp đồng hoặc hưởng lợi ích mà hợp đồng mang lại...

Ngoài ra, hợp đồng kinh tế cũng có thể bị vô hiệu toàn bộ nếu người ký hợp đồng có hàn vi lừa dối. hành vi lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai về chủ thể hợp đồng, tư cách người ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng nên đã ký kết hợp đồng đó.

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 không quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. Điều 8 Pháp lệnh này cũng chỉ liệt kê một số trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ. Như vậy, các hợp đồng kinh tế ký kết dưới sự tác động của sự đe dọa, cưỡng bức, nhầm lẫn hay những trường hợp hợp đồng kinh tế ký ké nhằm che dấu giao dịch trái pháp luật có bị vô hiệu toàn bộ không? Trong điều kiện Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chưa được sửa đổi, khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế, để xác định hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên có bị vô hiệu toàn bộ hay không, chúng ta cần tham khảo thêm các quy định trong Bộ luật Dân sự về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 131) và về giao dịch dân sự vô hiệu (từ Điều 136 đến Điều 143).

(ii) Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần

Hợp đồng kinh tế vô hiệu từng phần là những hợp đồng có nội dung nào đó vi phạm điều cấm của pháp luật và bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến các nội dung còn lại của hợp đồng.

Ví dụ: Trong trường hợp hợp đồng kinh tế các bên thỏa thuận mức phạt cụ thể cao hơn khung hình phạt do pháp luật quy định. Thỏa thuận này của các bên bị vô hiệu, nhưng không làm ảnh hưởng đến các nội dung của hợp đồng. Hợp đồng kinh tế này bị coi là vô hiệu từng phần.

Việc kết luận và xử lý hợp đồng kinh tê vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án. Khác với hệ thống Trọng tài kinh tế các cấp trước đây, Tòa án chỉ xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng ([2]) .

Về nguyên tắc, hợp đồng kinh tế vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm ký kết, bởi vì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ xử lý như sau:

- Nếu nội dung công việc trong hợp đồng chưa được thực hiện thfi các bên không được phép thực hiện;

- Nếu nội dung công việc trong họp đồng đã được thực hiện thì các bên phải chấm dứt việc tiếp tục thực hiện và bị xử lý về tài sản;

- Nếu nội dung công việc trong hợp đồng đã được thực hiện xong, thì các bên bị xử lý về tài sản.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”