Pháp luật hợp đồng và phương pháp xác định luật điều chỉnh

phap-luat-hop-dong-phuong-phap-xac-dinh-dieu-chinh1. Pháp luật về hợp đồng

Nguồn điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở các nước trên thế giới rất đa dạng, gồm hệ thống văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, hệ thống các án lệ và tập quán. Nhưng ở Việt Nam thì nguồn duy nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng là các văn bản pháp luật.

 

Hiểu theo nghĩa chung nhất, phâp luật về hợp đồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng rất đa dạng và vấn đề lựa chọn luật áp dụng cho từng quan hệ hợp đồng cụ thể hết sức phức tạp. Có thể tạm phân pháp luật về hợp đồng thành hai nhóm: pháp luật luật chung và pháp luật chuyên ngành.

Pháp luật chung về hợp đồng gồm các văn bản quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc về tất cả các loại hợp đồng, bất luận chúng phát sinh trong lĩnh vực nào. Pháp luật chung về hợp đồng bao gồm Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Trong từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ, mua bán, tín dụng, bảo hiểm, vận chuyển…Nhà nước lại ban hành các văn bản trong đó có những quy định về một số nọi dung cụ thể của từng chủng loại hợp đồng cụ thể. Đây chính là pháp luật chuyên ngành về hợp đồng. Ví dụ, Luật Thương mại có nhiều quy định chi tiết về hợp đồng mua bán hành hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thức mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa…Bộ luật hàng hải Việt Nam có các quy định về hợp đồng vận chuyển đường biển, Luật Kinh doanh bảo hiểm có các quy định về hợp đồng bảo hiểm…

Về nguyên tắc, các văn bản pháp luật chuyên ngành chỉ quy định về một số vấn đề của hợp đồng trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể trên cơ sở tiếp tục phát triển những quy định cung về hợp đồng trong Bộ luật Da sự hoặc Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.

2. Phương pháp xác định nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.

Việc lựa chọn chính xác nguồn luật áp dụng cho từng quan hệ hợp đồng cụ thể, tuy có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động tư vấn của Luật sư nhưng cũng là vấn đề hết sức phức tạp, thường bị các Luật sư coi nhẹ và vì vậy, rất hay nhầm lẫn. Để xác địn đúng nguồn luật áp dụng, Luật sư không chỉ cần nắm vững phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của các chế định hợp đồng mà còn phải nắm được nguyên lý áp dụng luật chung, luật riêng và biết cách ap dụng phối hợp các văn bản pháp luật khác nhua trong việc điều chỉn từng quan hệ hợp đồng cụ thể.

Để xác định chính xác nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thông thường Luật sư xác định luật chuyên ngành trước. Để xác định luật chuyên ngành, Luật sư phải xem xét nội dung của hợp đồng là gì? Quan hệ hợp đồng phát sinh từ lĩnh vực gì? Trong lĩnh vực đó có các văn bản pháp luật nào điều chỉnh ? Ví dụ, một công ty lương thực mua gạo của một nông dân là cá nhân để chế biến xuất khẩu. Đây là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một thương nhân (công ty lương thực) với người liên quan (hộ nông dân) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân đó. Quan hệ hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại, với tính chất là một đạo Luật chuyên ngành.

Tuy vậy, Luật Thương mại không quy định nhiều nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa nói trên, ví dụ, về hiệu lực của hợp đồng chẳng hạn. Trong trường hợp này, ngoài các quy định của luật chuyên ngành, Luật sư còn tham khảo các quy định trong luật chung.

Để xác định luật chung, Luật sư cần xem xét hợp đồng được các bên ký kết là hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự, hay nói chính xác hơn là quan hệ hợp đồng đó chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hày Bộ luật Dân sự. Nếu quan hệ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì luật chung là Pháp lênh Hợp đồng kinh tế. Nếu quan hệ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự thì luật chung là Bộ luật Dân sự. Quay lại ví dụ mua bán gạo giữa công ty lương thực và nông dân nói trên. Đây là một quan hệ hợp đồng dân sự bởi vậy luật hung là Bộ luật Dân sự. Như vậy, nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán gạo giữa một công ty lương thực và một nông dân bao gồm: (1) Luật Thương mại và (2) Bộ luật Dân sự.

Quan hệ giữa Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế với các văn bản pháp luật chuyên ngành (ví dụ: Luật Thương mại) là quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Theo nguyên lý áp dụng luật chung và luật riêng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới thì các quy định của luật riêng được ưu tiên áp dụng so với các quy định trong luật chung; trường hợp luật riêng không quy định thì áp dụng các quy định trong luật chung.

Ví dụ, trong hợp đồng mua bán gạo nói trên, các bên thỏa thuân bên nào vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Công ty lương thực không mua gạo củ cá nhân. Cá nhân kiện yêu Tòa án phạt cong ty lương thực 8% giá trị hợp đồng. Tuy hợp đồng nối trên là hợp đồng dân sự và Bộ luật Dân sự quy định mức phạt tối đa là 5% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Nhưng do Luật Thương mại, với tính chất là luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trước so với luật chung là Bộ luật Dân sự nên Tòa án hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu phạt 8% của cá nhân, nhất là khi điều này đã được các bên thỏa thuận trước trong hợp đồng.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”