Tư vấn di chúc có người làm chứng

tu-van-di-chuc-co-nguoi-lam-chungChồng tôi bỏ đi khỏi địa phương nhiều năm nay. Hiện nay tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con tôi có được không? Tôi có thể viết di chúc ở nhà và có 2 người làm chứng không?

  Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định tại Điều 631 Bộ Luật dân sự: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Như vậy đối với trường hợp này bà có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho các con theo ý chí của mình.

Đọc thêm...

Giấy để lại di sản thừa kế viết tay

giay-de-lai-di-san-thua-ke-viet-tayBa mẹ tôi khi còn sống có viết một tờ giấy để lại cho tôi toàn bộ đất và tài sản trong nhà cho tôi. Nay tôi muốn làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được không? Trên tờ giấy đó có chữ ký xác nhận của hai người làm chứng. Nếu làm được, tôi có cần đi giám định chữ ký của hai người làm chứng đó không (vì một trong hai người hiện không còn minh mẫn)? Tôi xin cảm ơn.

Đọc thêm...

Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

thu-tuc-thua-ke-quyen-su-dung-datViệc đăng kí thừa kế quyền sử dụng đất là một thủ tục tất yếu nhằm tránh khỏi những tranh chấp phát sinh sau này. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản nên tham khảo ?

1. Trình tự thực hiện:

+ Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại xã, thị trấn (trường hợp nộp hồ sơ tại xã thị trấn thì trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường).

Đọc thêm...

Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng

quyen-thua-ke-tai-san-giua-vo-va-chongTheo quy định của Bộ luật dân sự, Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung; Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Đọc thêm...

Tú vấn nhường phần di sản thừa kế

nhuong-phan-di-san-thua-keKính thưa quý luật sư, tôi xin phép quý luật sư giải đáp cho tôi một sự viêc như sau: Tôi tên là Bùi Thị Bún, sinh năm 1934, thường trú tại 214 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TpHCM. Hiện đang tạm trú tại số 33 Láng Hạ, ngõ 10, tổ 3, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội. Tôi xin trình bày quý luật sư sự việc như sau: Vào năm 2006, tôi được toà án Tp Hà Nội giải quyết đòi lại nhà cho ở nhờ của mẹ ruột là Nguyễn Thị Sàng (đã chết năm 1980) nên di sản này của mẹ tôi trao cho ba chị em chúng tôi là một thửa đất có diện tích 209m2 trong đó gồm có ba căn nhà số 31, 33, 35.

Đọc thêm...