Tư vấn di chúc có người làm chứng
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chồng tôi bỏ đi khỏi địa phương nhiều năm nay. Hiện nay tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho các con tôi có được không? Tôi có thể viết di chúc ở nhà và có 2 người làm chứng không?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Theo quy định tại Điều 631 Bộ Luật dân sự: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Như vậy đối với trường hợp này bà có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho các con theo ý chí của mình.
Trình tự thủ tục viết di chúc để lại di sản
Theo quy định tại Điều 652 BLDS quy định về điều kiện để di chúc hợp pháp:
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Theo quy định tại Điều 650 BLDS thì bà có thể lập di chúc dưới các hình thức như:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Như vậy bà có thể lập di chúc có 2 người làm chứng mà không cần phải đi công chứng hay chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Chỉ cần nội dung di chúc của bà hợp pháp có đầy đủ những nội dung theo quy định của pháp pháp luật như:
-Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Và người làm chứng nội dung di chúc phải đảm bảo không nằm trong trường hợp quy định tại Điều 654 BLDS:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc có người làm chứng
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Giấy để lại di sản thừa kế viết tay
- Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất
- Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
- Tú vấn nhường phần di sản thừa kế
- Đất hết thời hiệu chia thừa kế
- Khiếu nại việc khai di sản thừa kế được không
- Đất đã tặng cho chia thừa kế được không
- Bố mất không để lại di chúc tài sản chia sao
- Chung hộ khẩu có chia thừa kế không
- Người làm chứng di chúc miệng