Dịch vụ Logistics
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Theo pháp luật Việt Nam, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, trong đó, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” (khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005).
Theo pháp luật Việt Nam, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, trong đó, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” (khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005). Tại Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Từ định nghĩa trên cho thấy, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại mà pháp luật Việt Nam quy định vừa mang tính hẹp, vừa mang tính mở. Bởi vì, pháp luật quy định mang tính liệt kê đối với dịch vụ logistics, cụ thể là chỉ được thực hiện theo các công đoạn được quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005, đó là nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Chính vì vậy, những hoạt động không thuộc các hoạt động nêu trên tất yếu không phải là hoạt động của dịch vụ logistics. Điều này phần nào mang tính hạn chế. Tuy nhiên, Điều 233 Luật Thương mại 2005 cũng mang yếu tố mở khi trong khái niệm dịch vụ logistics quy định “các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Do đó, khi những hoạt động chưa được pháp luật ghi nhận vẫn có thể là hoạt động trong dịch vụ logistics nếu liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics
Để kinh doanh dịch vụ logistics, điều kiện tiên quyết mà pháp luật đặt ra chính là: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật” (khoản 1 Điều 234 Luật Thương mại 2005). Do đó, dịch vụ logistics là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP, ngày 05/09/2007, quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhận kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc, thì dịch vụ logistics được phân loại thành: các dịch vụ logistics chủ yếu, các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải và các dịch vụ logistics liên quan khác.
Ứng với từng loại dịch vụ logistics trên, pháp luật lần lượt quy định điều kiện đối với thương nhân kinh doanh tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 140/2007. Nhưng trước hết, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đáp ứng đủ những yêu cầu luật định thì mới được quyền kinh doanh dịch vụ logistics. Ngoài ra, đối với thương nhân nước ngoài, pháp luật còn quy định, thương nhân đó phải đáp ứng đủ điều kiện trong từng trường hợp nhất định như: tỷ lệ góp vốn, hình thức hoạt động của công ty,… mới được phép kinh doanh dịch vụ logistics.
Hợp đồng dịch vụ logistics
Là hợp đồng song phương, mà trong đó, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, được quy định tại các Điều 235, Điều 236, Điều 239 và Điều 240 Luật Thương mại 2005. Thêm vào đó, pháp luật còn quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Điều 237, Điều 294 Luật Thương mại 2005) và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Điều 238 Luật Thương mại 2005) dẫn chiếu đến Điều 8 Nghị định 140/2007. Cụ thề:
Đối với trường hợp miễn trách nhiệm, khi một bên vi phạm hợp đồng, tất yếu sẽ phải gánh chịu các hình thức chế tài theo luật định. Tuy nhiên, nếu họ biết mình thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 237 và khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho các trường hợp được miễn đó. Điều này có nghĩa, nếu có phát sinh tranh chấp trong quan hệ này và dẫn đến việc giải quyết tranh chấp đó bằng phương pháp tố tụng tại tòa án, thì người khởi kiện sẽ phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đồng thời, bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng cũng sẽ phát sinh nghĩa vụ chứng minh để được hưởng chế độ miễn trách nhiệm. Ngoài ra, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
Đối với trường hợp giới hạn trách nhiệm, theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 140/2007/ NĐ-CP đã định nghĩa: “Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện địch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Nghị định này.” Thông thường, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc do các bên tự thỏa thuận. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải. Nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mà không liên quan đến vận tải thì giới hạn trách nhiệm được chia thành hai trường hợp.
Thứ nhất, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận mà khách hàng không có thông báo trước về giá trị hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng Việt Nam đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
Thứ hai, trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị hàng hóa và đã được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hóa.
Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất. Thêm vào đó, pháp luật quy định, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
Tổng quan lại, dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đúng thời gian, địa điểm, giảm thiểu chi phí trong sản xuất, lưu thông, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn nhận từ trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì việc đáp ứng nhu cầu của thị trường vẫn còn hạn chế và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ trong chuỗi công đoạn mà Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định. Sự thiếu hợp tác, thiếu chuyên môn trong các doanh nghiệp, kinh nghiệm còn yếu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, công nghệ kỹ thuật chưa được nâng cao là những nguyên nhân đặt ra để lý giải điều này.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng gia tăng thúc đẩy sự mở rộng của thương mại nội địa thì vấn đề này càng phải đặc biệt quan tâm và khắc phục. Việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ logistics trong WTO và Hội nhập ASEAN về logistics đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức phải đối đầu. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, ngành logistics ở Việt Nam phải thực hiện nhiều giải pháp cả ở tầm vi mô và vĩ mô như xây dựng quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển logistics, phát triển thị trường logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực,…Muốn vậy, bản thân các doanh nghiệp, trước hết, cần có sự nhận thức đúng đắn về hoạt động kinh doanh, tập trung tất cả thế mạnh của mình, qua đó, liên kết, hỗ trợ với các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ soạn thảo hợp đồng
- giải quyết tranh chấp hợp đồng
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- soạn thảo hợp đồng
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tư vấn soạn thảo hợp đồng
- tư vấn tranh chấp hợp đồng
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng thương mại
- Hiệu lực của thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Tiếp nhận thành viên mới trong công ty hợp danh
- Lưu ý khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
- Mua bán nhà cảnh giác khi ký hợp đồng đặt cọc
- Tranh chấp hợp đồng mua bán ngũ cốc
- Tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư dự án nhà ở
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc
- Phá hợp đồng đặt cọc phải trả gấp đôi tiền
- Tư vấn về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà