Tư vấn về chính sách đối với lao động dôi dư khi cổ phần hóa
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hiện nay, tôi có một số vấn đề vướng mắc thuộc lĩnh vực pháp luật về lao động. Tôi kính mong luật sư tư vấn giúp. Tôi xin được trình bày cụ thể vấn đề như sau: Hiện nay, tôi là nhân viên lái tàu lai (thuộc danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) của một công ty TNHH một thành viên 100% vốn thuộc sở hữu của nhà nước.
Tôi là nam giới, sinh tháng 7 năm 1962. Tháng 8 năm 1996, tôi được nhận vào làm việc tại công ty trên (lúc này là chi nhánh của một công ty nhà nước), đến năm 2013 thì chi nhánh của tôi được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên 100% vốn thuộc sở hữu của nhà nước. Tháng 3 năm 2014, công ty của tôi có quyết định cổ phần hoá và sẽ hoàn thành việc cổ phần hoá trong năm 2014 và bắt đầu từ ngày 1/9/2014 sẽ tiến hành giải quyết lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20/12/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Tính đến ngày 01/9/2014 thì tôi được 52 tuổi 2 tháng và đã tham gia BHXH được 18 năm, chưa đủ điều kiện để được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật BHXH. Tôi có một số vướng mắc kính mong luật sư tư vấn giúp tôi, cụ thể như sau: 1. Khi tôi nhận chế độ trợ cấp đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP và Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH thì có phải tôi phải nhận BHXH 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hay không thưa luật sư?
Tôi có được bảo lưu thời gian đóng BHXH để xin việc làm ở 1 đơn vị khác và tiếp tục đóng BHXH cho đủ 20 năm và đủ 55 tuổi để nhận lương hưu theo Điểm b Khoản 1 Điều 50 của Luật BHXH hay không thưa luật sư? 2. Nếu tôi xin vào làm ở 1 đơn vị khác nhưng không tham gia BHXH bắt buộc thì tôi có được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện hay không thưa luật sư?
Và luật sư cho tôi hỏi nếu tôi được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì tôi phải đợi khi tôi đủ 60 tuổi tôi mới được nhận lương hưu chứ không còn là đủ 55 tuổi phải không thưa luật sư? 3. Xin luật sư giải đáp giúp tôi là trường hợp tôi được chuyển sang đóng BHXH tự nguyện thì cách tính số tiền hàng tháng mà tôi phải đóng cho BHXH là như thế nào thưa luật sư? 4.
Điều cuối cùng luật sư cho tôi hỏi là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu khi đóng BHXH bắt buộc thì lúc nào cũng cao hơn mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện (vì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian theo Khoản 1 Điều 76 Luật BHXH)
Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư và tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư để tôi có quyết định đúng đắn, có lợi cho tôi khi về già. Tôi kính chúc luật sư luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và thành đạt. Trân trọng kính chào!
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
1/ Không phải nhận chế độ bảo hiểm xã hội, mà theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP
2/ Bạn hoàn toàn được bảo lưu đóng bảo hiểm, cho đến khi có công việc mới hoặc đóng bảo hiểm tự nguyện;
3/ Khi bạn tham gia lao động, thì tham bảo hiển xã hội theo hinh thức bắt buộc. Do vậy, bạn không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện;
Mức đóng bảo hiểm tự nguyện:
Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
1.1 Tỷ lệ đóng BHXH:
- Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16%
- Từ tháng 01/2010 – 12/2011 = 18%
- Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20%
- Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%
1.2 Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung.
4/ . Theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm Xã hội và điều 26 của nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện:
- Nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề, hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Do vậy, nếu bạn có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề. Thì đủ 55 tuổi bạn được hưởng chế độ hưu.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ thành lập công ty
- dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- thành lập công ty
- thành lập doanh nghiệp giá rẻ
- tu van luat
- tu van luat lao dong
- tư vấn luật lao động
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tu van phap luat
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn trường hợp ký hợp đồng lao động sau khi đã nghỉ hưu
- Tư vấn về vấn đề bảo hiểm sau khi kết thúc hợp đồng lao động
- Chủ sở hữu của công ty và Giám đốc đại diện trước Pháp luật
- Tư vấn thàn lập doanh nghiệp tư nhân
- Kinh doanhkaraoke hộ liền kề
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp
- Tư vấn về việc ký và đóng dấu trên hợp đồng
- Hợp đồng kinh tế đóng dấu vuông có giá trị pháp lý không
- Thành lập Công ty con của Công ty Cổ phhần
- Thủ tục thành lập công ty con