Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn

quy-dinh-ve-quyen-nuoi-con-sau-khi-ly-honQuy định về quyền nuôi con khi ly hôn đã được pháp luật quy định rõ ràng và chính xác về thủ tục giải quyết quyền nuôi con sau ly hôn và quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm về quyền nuôi con sau ly hôn. Chính vì thế mà trước khi nảy sinh tranh chấp và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con hi ly hôn bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

 

Trong Luật Hôn nhân gia đình đã quy định rất rõ ràng các điều khoản rất rõ ràng quy định về người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Mặc dù vậy, trên thực tế các tranh chấp về quyền nuôi dưỡng con cũng gay gắt không kém các tranh chấp về việc phân chia tài sản khi ly hôn. Phần lớn những đương sự đều nhờ đến sự giúp đỡ tư vấn của các luật sư để bảo vệ quyền nuôi con cho mình

Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn trong trường hợp có thể thỏa thuận với nhau

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn, vấn đề ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được hai bên đương sự (vợ/chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi hoàn thành thủ tục ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con cái khi chưa thành niên (< 18 tuổi) hay đã thành niên nhưng bị bệnh hay bị tàn tật, không kiểm soát được hành vi dân sự, hay không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi bản thân. Người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hay theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con cái đến khi trưởng thành.

Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn với trường hợp không thể thỏa thuận

Mặc dù vậy, nếu theo quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu 2 người không thể tự thoả thuận được với nhau về quyền nuôi con thì toà án sẽ có quyền giải quyết, giao quyền nuôi con cho một trong hai bên vợ hay chồng. Quyết định của tòa án dựa vào quyền lợi về mọi mặt của con và hướng tới tương lai tốt đẹp cho các con. Những quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại, ăn ở, phát triển trí tuệ.…

Chính vì thế, có thể thấy bên nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc và tình cảm dành cho con thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con.

Về mặt tình cảm thì mẹ có lợi thế hơn bố. Mặc dù vậy thì , người mẹ lại thường có lợi thế hơn về vấn đề tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy các con. Chính vì thế, trong những vụ án xin ly hôn, người vợ thường chỉ ra các “thói hư tật xấu” của người chồng như ham vui rượu bia, vũ phu đối với các con hay không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế hơn trong vấn đề giành quyền nuôi con.

Thăm dò ý kiến của trẻ

Ở nước ta, căn cứ vào quy định về quyền nuôi con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên đủ để nhận biết việc ở với bố hay mẹ là thuận tiện hơn thì toà án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của người con – cũng là một ưu thế cho người mẹ, do người mẹ dễ gần gũi, quan tâm hơn tới con cái. Hơn nữa, nếu con dưới 3 tuổi thì, theo quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn - quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi , tòa án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng – trừ trường hợp người mẹ không muốn trực tiếp nuôi dưỡng con.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải cha mẹ nào cũng muốn nuôi dưỡng con khi ly hôn. Với không ít trường hợp người chồng thường xem quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn này là nghĩa vụ và thường né tránh chuyện nuôi dưỡng con khi ly hôn.

Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn với trường hợp đương sự không hoàn thành trách nhiệm

Một vấn đề nữa cũng cần phải lưu ý là tuy giành được quyền nuôi dưỡng con khi ly hôn, tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nếu người trực tiếp nuôi dưỡng con không hoàn thành trách nhiệm của mình thì người kia có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn .

Quy định về quyền thăm nuôi con sau khi ky hôn

Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định với tất cả những trường hợp, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có quyền thăm nom con, có thể theo định kỳ hay thường xuyên theo thoả thuận của 2 bên và không ai được quyền cản trở quyền này. Nếu người không nuôi con lạm dụng việc thăm nuôi để cản trở hay gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người đang trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”