Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

luat-su-tu-van-quyen-nuoi-con-khi-khong-dang-ky-ket-honKhi tôi và anh ấy tổ chức đám cưới không không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Nhưng sau một thời gian sinh sống chúng tôi không thể tìm được tiếng nói chung và không cảm thấy hạnh phúc cho nên chúng tôi quyết định chia tay. Khi đó tôi đã có con được 8 tháng tuổi.

Tôi mong muốn được nuôi dưỡng con nhưng gia đình anh ấy không đồng ý và ép tôi viết cam kết trao quyền nuôi dưỡng cho họ.

 

Hiện tại Anh ấy đang đi tù. Tôi đã nhiều lần đến thăm con nhưng gia đình nhà chồng cũ luôn tỏ thái độ khó chịu với tôi và không muốn tôi tới thăm con. Bây giờ tôi rất muốn được chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình thì tôi làm làm như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp tôi về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh thêm quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do đó, về mặt pháp lý, bạn và người cha của con bạn không được coi là vợ chồng.

Dù không phải là vợ chồng nhưng quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” theo quy định của Điều 15. Theo đó, “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3 Điều 81).

Xem thêm: Quyen nuoi con duoi 36 thang tuoi

Tham khảo: Quyền nuôi con trên 3 tuổi

Do vậy, trong trường hợp bạn có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con thì con sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, việc gia đình người cha của con bạn không muốn bạn được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình thậm chí ép bạn viết giấy cam kết là trái với quy định của pháp luật bởi các lý do sau:

Thứ nhất, việc “trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên…” là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Theo Điều 104, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên khi cháu “không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”, đồng thời người cháu không có anh chị em nuôi dưỡng nhau.

Thứ hai, cha mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 như sau:

- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy;

- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Chính vì thế, nếu bạn không thuộc một trong những trường hợp trên thì không ai có quyền hạn chế quyền của bạn đối với con cái bạn.

Thứ ba, cha của con bạn đang trong tù nên sẽ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, nếu bạn không bị hạn chế quyền nuôi con thì đương nhiên bạn sẽ là người được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Việc giao cho bạn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là phù hợp với quy định của pháp luật. Với trường hợp gia đình người cha cháu bé ngăn cản bạn đón con về nuôi, bạn có thể khởi kiên ra Tòa án để đề nghị giải quyết.

Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, bạn có thể thỏa thuận với chồng mình về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn. Nếu không thể thỏa thuận được thì bạn yêu cầu tòa án xem xét trên cơ sở pháp luật để phân định quyền nuôi con.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”