Luật sư tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con

luat-su-tu-van-thu-tuc-gianh-quyen-nuoi-conThủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những vấn đề khá phức tạp và tế nhị vì nó có thể ảnh hưởng tới tâm lỳ và tương lai của con cái bạn sau này. Chính vì thế hãy lựa chọn văn phòng luật sư uy tín và chuyên nghiệp đê giúp bạn giải quyết vấn đề mà không để lại những hệ lụy sau này.

 

Quan hệ vợ chồng thường được gắn kết bởi những đứa con thân yêu. Khi mối quan hệ hôn nhân không thể hòa hợp những mâu thuẫn, 2 bên không thể duy trì quan hệ gia đình đó thì ly hôn là điều tất yếu sẽ xảy ra. Và tất nhiê việc ly hôn sẽ kéo theo các vấn đề pháp lý liên quan trong đó có tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn, phân chia tài sản sau khi ly hôn.... Sau khi Tòa án đã xử vụ án ly hôn và giao con chung cho một bên nuôi dưỡng có nghĩa là bản án đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, nếu bên không được nuôi dưỡng con muốn làm thủ tục giành quyền nuôi con thì phải khởi kiện một vụ án mới.

Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh) nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi dưỡng con) đang cư trú. Đơn khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa hoặc gửi đến Tòa án qua đường bưu điện.

Căn cứ Khoản 2 – Điều 92 – Luật HN&GĐ, Căn cứ điểm D – Mục 11 – NQ 02/2000/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Luật HN& GĐ thì để được quyền nuôi con vợ chồng có hai cách để giải quyết sau đây:

Thứ nhất: Hai Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con và người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Thứ 2: Trong trường hợp hai vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định người được trực tiếp nuôi dưỡng con.

Về nguyên tắc quyền nuôi con sau khi ly hôn, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợvà chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.

Tòa án sẽ căn cứ vào những quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là những điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học tập và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần và thể chất của con thì phải xem xét đến nguyện vọng của con muốn được sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hay chồng.

Điều kiện tranh giành quyền nuôi con sau ly hôn

Điều kiện về vật chất để thủ tục giành quyền nuôi con bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập ..…những yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha hoặc mẹ.

Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con cái từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn..… của bố mẹ

Nguyện vọng của con cái: Con cái mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 9 tuổi trở lên)

Lưu ý: Theo nguyên tắc giành quyền nuôi con , con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác

Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con

Nộp hồ sơ thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc.

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ giành quyền nuôi con hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Hồ sơ thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn

- Đơn khởi kiện theo mẫu - Tải mẫu đơn thay đổi quyền nuôi con

- Bản án ly hôn.

- Sổ hộ khẩu, CMTND bản sao có công chứng.

- Giấy khai sinh của con bản sao có công chứng.

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi giành quyền nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”