Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi vợ chồng ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi đã cưới nhau được 7 năm đến nay đã sinh được hai cháu , một cháu 6 tuổi và một cháu hơn 3 tuổi. Do công việc làm ăn thất bại, vợ tôi và hai con về bên ngoại sinh sống. Tôi đi làm ở xa, hàng tuần tôi vẫn qua thăm vợ con và phụ tiền ăn học cho hai cháu . Nay vợ tôi đòi ly hôn, và đã bỏ nhà đi để lại 2 cháu bên ngoại và không liên lạc với ai cả. Tôi đã đưa hai cháu về bên nội sinh sống, tôi buôn bán và tự mình lo cho hai cháu sinh hoạt và cho đi học hành đầy đủ.
Hai tháng sau khi bỏ đi vợ tôi có điện thoại hỏi thăm hai cháu, và nay về đòi đưa cháu hơn 3 tuổi đi. Bản thân cô ấy chưa đủ khả năng lo cho mình nên đòi đưa con về gửi ngoại nuôi. Vậy sau khi ly hôn tôi được quyền tiếp tục nuôi hai con hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Quyền nuôi con trên 3 tuổi đã được pháp luật quy định trong Luật hôn nhân và gia đình.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sau khi ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động hay không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo những quy định trên, trong trường hợp của bạn hỏi về quyền nuôi con trên 3 tuổi thì 2 vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng hai con hoặc một người nuôi cả hai con hoặc mỗi bên trực tiếp nuôi một con. Nếu không thỏa thuận được thì khi làm thủ tục ly hôn, bạn có thể yêu cầu tòa án quyết định việc nuôi con. Vì cả hai cháu đã trên 36 tháng tuổi (quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi ) nên tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi của con (đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần) và điều kiện thực tế của hai vợ chồng bạn (chỗ ở, tình hình tài chính, công việc, đạo đức, lối sống.....).
Trong trường hợp bạn chứng minh được bạn có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con cái; trong khi vợ bạn không đáp ứng được các yêu cầu này thì bạn có thể yêu cầu tòa án quyết định cho bạn được trực tiếp nuôi cả 2 con.
Với trường hợp bạn không được trực tiếp nuôi dưỡng cả hai con hoặc không được trực tiếp nuôi một trong hai con thì bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con của mình. Trong Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giành quyền nuôi con khi ly hôn
- luat su
- luat su uy tin
- ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- quyền nuôi con khi ly hôn
- thủ tục ly hôn đơn phương
- thủ tục thuận tình ly hôn
- tranh chap gianh quyen nuoi con
- tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
- tu van luat uy tin
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thủ tục ly hôn
- tư vấn thuận tình ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
- Luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
- Luật nuôi con khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam
- Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn
- Tư vấn luật giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Khi ly hôn ai được quyền nuôi con
- Mức trợ cấp nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu
- Không giao con theo quyết định của tòa án có bị phạt không
- Mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con
- Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con