Tài sản thế chấp

tai-san-the-chapXin chào các Luật sư:Hai vợ chồng và 3 người con có tài sản một căn nhà ( trên sổ đỏ chồng đứng tên ) .

Khi vợ mất ( không để lại di chúc ) , vài năm sau người chồng thuế chấp căn nhà bảo lãnh cho công ty X vay ngân hàng . Hợp đồng thuế chấp chỉ có người chồng và 1 người con ký Khi côngy X kinh doanh thất bại bị ngân hàng cững chế bán tài sãn . Tại thời điểm ký hợp đồng tuổi của 3 người con là : 20 tuổi, 15 tuổi, 10 tuổi .

       Xin được các luật sư tư vấn giúp :

     1 - Hợp đồng thuế chấp chỉ có người chồng và 1 người con ký , thì hợp đồng đó có giá trị không ? .

     2 - Ngân hàng xử lý tài sãn bằng cách : định giá ngôi nhà trên và bán đấu giá . Cách làm trên của ngân hàng có đúng pháp luật không ? .

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Căn nhà trên được chia thừa kế cho 4 người, tuy nhiên 2 người con chưa có năng lực hành vi dân sự để ký kết, người bố là người đại diện có quyền ký thay.

Theo luật dân sự 2005:

“Điều 140. Đại diện theo pháp luật

Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Điều 141. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;”

Ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp, khi bên vay không thực hiện được các thảo thuận trong hợp đồng đã ký kết

Theo luật dân sự 2005:

“Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản

Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.”

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.