Quyền sử dụng đất thuộc về ai khi chủ sử dụng đất chết?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có một vướng mắc mong được giải đáp như sau: Ông bà nội tôi có 3 người con và tôi là cháu đích tôn. Ông bà nội tôi có một mảnh đất và sinh sống trên mảnh đất đó (ông tôi đứng tên sổ đỏ).
Hiện giờ, ông tôi đã mất, bà nội tôi muốn chuyển sổ đỏ cho tôi đứng tên. Vậy xin hỏi: Tôi có thể đứng tên sổ đỏ được không? Nếu xảy ra tranh chấp mảnh đất với cô chú tôi thì tôi có quyền khởi kiện không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất: Nếu ông nội bạn để lại di chúc định đoạt tài sản cho bạn thì bạn có quyền thừa kế quyền sử dụng mảnh đất đó và có thể thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
Như vậy, ngoài bạn ra thì còn có thể có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Thứ hai: Nếu ông nội bạn không để lại di chúc thì những người thừa kế được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 theo thứ tự sau đây:
“– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Như vậy, nếu ông nội bạn không để lại di chúc thì mảnh đất đứng tên ông nội bạn sẽ được phân chia theo quy định trên.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dich vu nha dat
- dịch vụ tách sổ đỏ
- giải quyết tranh chấp đất đai
- hợp thức hoá nhà đất
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luat su tu van tranh chap nha dat
- tranh chap quyen dung dat
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tu van tranh chap quyen su dung dat
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Điều kiện để thực hiện giao dịch mua bán nhà ở
- Không có giấy chứng nhận có được bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm
- Quy định của Nhà nước về bồi thường đất nông nghiệp
- Quy định về giá đền bù đất đai theo pháp luật hiện hành
- Sai thông tin về giới tính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đền bù giá đất nông nghiệp
- Người khác đứng tên trên sổ đỏ có đòi lại được không
- Đòi lại tiền trong trường hợp hợp đồng mua bán đất là giấy viết tay
- Xin cấp sổ đỏ đất nghĩa trang, nghĩa địa có được không
- Không đồng ý giải tỏa đất đã bị thu hồi theo quy hoạch