Đòi lại tài sản đã bị mất cấp từ người bán

doi-lai-tai-san-mat-capTôi bỏ món tiền không nhỏ để tậu chiếc máy tính xách tay xịn đã qua sử dụng xong trông còn rất mới. Tôi mua được món hàng ưng ý ít ngày thì công an tìm gặp tôi nói đây là tang vật của một vụ trộm và họ thu lại chiếc máy tính xách tay mới của tôi.

Tôi ra cửa hàng nói lại sự việc cho người bán đòi lại tiền nhưng ông chủ không chịu đồng ý trả với lý do lúc họ mua chiếc laptop họ không biết là hàng gian nên đã bán lại cho tôi và họ cũng nói họ là nạn nhân như tôi vậy. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi là giờ tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình. Ở đây người chủ của hàng có trách nhiệm gì với tôi hay không ?

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:

Một điều đáng lưu ý là anh mua chiếc laptop đã qua sử dụng nhưng anh đã không biết đây là tài sản trộm cắp cho nên căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 138 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì giao dịch mua bán chiếc laptop này giữa anh và chủ của hàng bán máy không bị vô hiệu. Vì vậy chủ cửa hàng vẫn phải thực hiện quyền và nghĩa về điều kiện của giao dịch dân sự.

 

Giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi có đủ những điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

- Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cẩm của pháp luật, không trái đạo đức của xã hội.

- Thứ ba, nguời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Ngoài ra điều Luật còn quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực trong một số trường hợp nhất định. Theo điều 127 bộ luật dân sự quy định khi giao dịch dân sự không có một trong số điều kiện được quy định tại điều 122 thì bị vô hiệu. Theo đó, hậu quả pháp lý của hiệu lực dân sự vô hiệu đó là cá bên phải khôi phực lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định của pháp luật, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Đối chiếu với những quy định trên thì việc chủ của hàng bán cho anh chiếc máy tính là tang vật của một vụ trộm là đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Do vậy việc mua bán ở đây đương nhiên bị vô hiệu.

Đối với chủ của hàng trong trường hợp không biết chiếc máy tính đó là tang vật của một vụ án thì cũng tương tự như trường hợp của anh có quyền yêu cầu lại người bán hoàn trả số tiền đã thanh toán; còn trường hợp người chủ của hàng biết rõ chiếc máy tính là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn mua thì hành vi này có dấu hiệu phạm tội tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có quy định tại điều 250 của Bộ luật hình sự được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp thương lượng không đạt kết quả anh có quyền khởi kiện ra TAND có thẩm quyền để đề nghị xét xử và buộc chủ cửa hàng phải hoàn trả lại tiền cho anh đối với vụ giao dịch dân sự vô hiệu này.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.