Thủ tục nhập khẩu vào nhà vợ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi là sĩ quan công tác trong quân đội, đơn vị đóng quân tại huyện Chương Mỹ/ Hà Nội. Tôi lấy vợ tại Thị xã Sơn Tây/ Hà Nội. Hiện tại chúng tôi chưa có nhà riêng, đang sống cùng bố mẹ vợ tôi tại thị xã Sơn Tây.
Tôi xin hỏi:
Tôi có được nhập khẩu vào gia đình bố mẹ vợ tôi không? Thủ tục như thế nào? Nếu được thì bao lâu vợ chồng tôi có thể tách khẩu, điều kiện và thủ tục? Tôi có được đứng tên chủ hộ khẩu khi tách không?Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 16 Luật cư trú hiện hành thì nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được xác định như sau:
“1. Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân.
2. Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.”
Trường hợp bạn có nơi cư trú khác nơi đơn vị bạn đóng quân thì bạn có thể đăng ký vào cùng hộ khẩu thường trú của bố mẹ vợ bạn nếu có đủ các điều kiện sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;”
Như vậy đối với trường hợp của bạn,bạn có thể được nhập khẩu vào nhà bố mẹ vợ nếu có thời giam tạm trú tại Thành phố Hà Nội từ hai năm trở lên, căn cứ vào khoản 3 điều 19 Luật Thủ Đô. Trường hợp đăng ký thường trú vào ngoại thành Hà Nội được áp dụng Luật cư trú về thời hạn tạm trú. Trường hợp vợ bạn không phải là chủ hộ thì cần chứng minh thời gian tạm trú hai năm và cần sự đồng ý của chủ hộ mới đủ điều kiện đăng ký thường trú tại địa chỉ trên. Bởi vậy trường hợp của bạn nếu không chứng minh đủ thời hạn tạm trú là hai năm trở lên ở Hà Nội thì để nhanh chóng được nhập khẩu, gia đình bố mẹ vợ bạn nên làm thủ tục thay đổi chủ hộ để vợ bạn đứng tên chủ hộ, sau đấy bạn nhập vào sổ hộ khẩu trong trường hợp chồng về ở với vợ.
Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại điều 21 Luật cư trú như sau:
“1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Trường hợp bạn là sỹ quan trong Quân đội nhân dân thì khi đăng ký thường trú cùng gia đình thì phải có giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên).
Về vấn đề tách hộ khẩu : Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có thời hạn tối thiểu nào ràng buộc giữa việc nhập khẩu và tách khẩu, bởi vậy bạn có thể được tách khẩu vào bất cứ lúc nào nếu được sự cho phép của chủ hộ, căn cứ theo quy định tại điều 27 Luật cư trú :
“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Bạn hoàn toàn có thể đứng tên chủ hộ sau khi vợ chồng bạn thực hiện tách khẩu khỏi sổ hộ khẩu cũ, căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 25 Luật cư trú “Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú.”
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thủ tục kiện đòi lại đất cho người khác mượn
- Thủ tục đăng ký kinh doanh shop quần áo thế nào
- Chế độ đối với công chức miễn nhiệm thế nào
- Không chịu trả tiền có thể kiện ra tòa được không
- Băng ghi âm có phải là chứng cứ
- Thủ tục nhận nuôi con
- Xây lấn chiếm sang nhà bên trái phép
- Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc mua đất
- Đòi tiền lo việc vào công ty như thế nào
- Làm gì khi bị vu khống trên mạng Facebook