Thủ tục buộc thôi việc với bác sĩ sao cho đúng

thu-tuc-buoc-bac-si-thoi-viec-sao-cho-dungTôi hiện làm bác sĩ ở 1 bệnh viện nhà nước, tôi đã vô biên chế và ký hợp đồng không thời hạn. Nay tôi đã nộp đơn xin thôi việc,tôi vẫn đi làm bình thường cho đến hết 45 ngày( kể từ ngày nộp đơn) thì tôi mới nghỉ, như vậy bệnh viện kỷ luật buộc thôi việc đối với tôi như vậy là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định tại điều 2 Luật viên chức

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy theo quy định hiện hành thì bạn là bác sĩ làm trong các cơ sở bệnh viện công lập và là viên chức. Mọi hình thức tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc đều theo Luật viên chức.

Quy định pháp luật về thôi việc với viên chức được quy định như sau:

“Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.”

Như vậy trường hợp của bạn là đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Bệnh viện có nghĩa vụ phải giải quyết thôi việc theo quy định tại Điều 38 Nghị định 29/2012 NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý Viên chức :

“1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;’’

Mặt khác, theo quy định tại điều 13 Nghị địh 27/2012 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của Viên chức thì Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

“1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Bởi vậy nếu bạn không rơi vào bất cứ trường hợp nào nêu trên, bạn có thể khiếu nại về quyết định của bệnh viện lên Thanh tra sở Lao động thương binh xã hội – đơn vị quản lý về lao động hoặc Thanh tra sở Y Tế (nếu bệnh viện của bạn thuộc quản lý của Sở Y Tế), Thanh tra Ủy ban nhân dân các cấp (nếu bệnh viện của bạn thuộc sự quản lý của UBND), Thanh tra Bộ Y Tế (nếu bệnh viện của bạn thuộc sự quản lý của Bộ Y Tế) để yêu cầu giải quyết. Sau việc giải quyết khiếu nại, nếu cảm thấy không hợp lý hoặc không đồng tình với cách giải quyết, bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi Bệnh viện đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”