Quy định về hợp đồng đại lý

quy-dinh-ve-hop-dong-dai-lyHợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, một bên (bên đại lý) được sự ủy quyền của bên kia (bên giao đại lý) cam kết nhân danh bên giao đại lý thực hiện một hoặc nhiều giao dịch theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên kia để được nhận một khoản tiền thủ lao do các bên thỏa thuận về số lượng và thời hạn thanh toán.

 

Đặc điểm của hợp đồng đại lý

+   Hợp đồng đại lý thực chất là một loại hợp đồng song vụ, có đền bù, chủ thể của hợp đồng có thể là công dân hoặc các tổ chức.

-   Bên nhận đại lý là bên nhận một hay nhiều giao dịch bằng chi phí và lợi ích của bên kia. Bên giao đại lý là bên công dân hoặc pháp nhân, là bên ủy quyền cho bên kia thực hiện một hay nhiều giao dịch. Trong nhiều trường hợp bên đại lý phải là các tổ chức do pháp luật quy định và hoạt động đại lý phải phù hợp với năng lực pháp luật của tổ chức đó. Pháp luật nước ta thừa nhận một số hoạt động đại lý của công dân như đại lý xổ số, đại lý sách báo, nhưng có những trường hợp đại lý do Nhà nước độc quyền như đại lý tàu biển.

+   Trong hợp đồng đại lý, bên nhận đại lý tham gia vào hai quan hệ pháp luật khác nhau: Quan hệ bên trong là quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý; quan hệ bên ngoài là quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba để trao đổi, giao dịch. Vì vậy mọi quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch, ký kết giữa bên đại lý và người thứ ba đều do người đại lý chịu trách nhiệm.

+   Giao dịch mà người đại lý thực hiện với người thứ ba được áp dụng theo những quy định của các loại hợp đồng cụ thể như: Hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng khoán việc...

+ Hợp đồng đại lý luôn được giao kết bằng hình thức văn bản.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”