Luật sư tư vấn chia thừa kế theo di chúc

tu-van-chia-thua-ke-theo-di-chucBà nội tôi ngày xưa là chủ sở hữu của căn nhà tôi và cha tôi đang sinh sống hiện nay . Năm 1990, bà có viết di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho anh trai cùng cha khác mẹ của tôi . Trong di chúc có ghi :"Tôi để lại toàn bộ ngôi nhà cho cháu tôi là NHP. Tôi không có ai trong diện thừa kế bắt buộc , vì vậy mọi tranh chấp sau này đều trái với ý nguyện của tôi" .

Anh trai tôi hiện đang cư ngụ tại nước ngoài , không có quốc tịch Việt Nam. Bà tôi mất năm 1999. Sau đó tôi và cha sống trong ngôi nhà này , hộ khẩu chỉ có tên hai cha con tôi . Xin quí luật sư cho tôi biết , cha tôi có được chia phần trong căn nhà này không ?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Vụ việc của gia đình bạn phải xem lại chủ sở hữu căn nhà đó là tài sản chung của ông bà bạn hay là tài sản riêng của bà nội bạn. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bà nội bạn thì bà nội bạn mới có quyền lập di chúc để định đoạt ngôi nhà đó.

Nếu bà nội bạn có toàn quyền sở hữu đối với ngôi nhà và di chúc hợp pháp thì tài sản được định đoạt theo nội dung di chúc. Nếu người được hưởng di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế là giá trị bằng tiền.

Bố bạn chỉ có quyền đối với ngôi nhà đó nếu di chúc của bà bạn không có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, nếu có tranh chấp khiến tòa án giải quyết thì bố bạn và bạn được tính giá trị tu sửa, sửa chữa ngôi nhà trong quá trình sử dụng (nếu có) và công sức duy trì, tu tạo di sản.

Việc tranh chấp về quyền sử dụng đất liên quan đến di sản thừa kế là khá phổ biến hiện nay, để có cơ sở cho việc tư vấn, bạn cần làm rõ những nội dung sau:

1. Xác định chủ sở hữu của nhà và đất thuộc của riêng bà nội bạn hay chung với ông nội bạn?

2. Nhà đất này nguồn gốc có từ bao giờ? do đâu mà có?

3. Ông Nội bạn mất khi nào? ông và bà bạn sinh được bao nhiêu người con? sau khi ông nội bạn mất bà bạn có đi bước nữa không? nếu có thì có con không?

4. Xác định tính hợp pháp của di chúc:

- Về nội dung: Nếu tài sản này thuộc sở hữu riêng rẽ của người lập di chúc thì mời phù hợp, còn nếu là tài sản chung mà định đoạt toàn bộ thì không phù hợp, di chúc vô hiệu;

- Về hình thức: Di chúc có phù hợp hình thức không?

- Về ý nguyện định đoạt di sản có phù hợp với pháp luật không?

Theo một cách hiểu thông thường và tạm hiểu là những lời trình bày của bạn hoàn toàn đúng, phù hợp với pháp luật thì bà Nội bạn đã để lại di chúc cho anh bạn, và anh bạn hoàn toàn có quyền nhận di sản này.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”