Tư vấn thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài

tu-van-thu-tuc-thua-ke-nuoc-ngoaiTrí Tuệ Luật dịch vụ pháp lý lĩnh vực thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ giúp khách hàng hiểu rõ pháp luật để bảo vệ được quyền lợi của mình.Cũng tương tự quan hệ dân sự trong nước, đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì thừa kế là một trong những chế định thu hút sự quan tâm đông đảo của Kiều bào Việt Nam.

Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thì quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài rất phức tạp và phát sinh nhiều tranh chấp, do vậy cần phải nắm bắt rõ những quy định của pháp luật và xử lí linh hoạt mới có thể bảo đảm quyền và nghĩa vụ của những người có liên quan đến quan hệ thừa kế. Bài viết dưới đây của TLLAW.VN sẽ giúp Quý khách có thêm thông tin về vấn đề này

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:

- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

1. Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như sau:

- Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

- Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

- Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

- Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

- Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân.

- Hình thức của di chúc phải tuân theo quy định của pháp luật của nước nơi lập di chúc

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 75/2000/NĐ-CP.

Việc thoả thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết. Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ, tên của những người thoả thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại di sản; danh mục di sản được thoả thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng.Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm bảo quản việc niêm yết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”