Vợ có quyền đơn phương ly hôn chồng không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi là 1 người phụ nữ, đã kết hôn được 10 năm, hiện có 02 con nhỏ (6 tuổi và 2 tuổi). Hiện gia đình tôi sống chung với nhà chồng (bố mẹ chồng, em chồng, chị chồng...), vợ chồng chúng tôi đã phát sinh rất nhiều mâu thuẩn từ nhiều năm nay, đó là việc chồng tôi không có trách nhiệm với vợ và con, thường xuyên đánh chưởi và xúc phạm tôi. Cụ thể là từ khi kết hôn và có 2 con đến nay, chồng tôi không phụ cấp tiền để nuôi con, mọi chi phí ăn uống, học hành, bệnh tật của con đều do 1 tay tôi chi trả mặc dù chồng tôi có thu nhập, có Công ty riêng, tôi đã nhiều lần nói chuyện để chồng thay đổi nhưng anh không chịu.
Chồng tôi lại thường xuyên nghe gia đình chồng chưởi mắng, đánh đập tôi khiến cho cuộc sống của tôi và con rất khó khăn, khổ sợ. Một lý do nửa là hiện nay, tôi và các con ở chung với nhà chồng, bố mẹ anh chị em chồng lại thường xuyên tổ chức đánh bài, mua đề đóm tại nhà, thường xuyên nói bậy, chưởi tục trước mặt các con tôi. Tôi đã nhiều lần nhờ Tổ dân phố và hàng xóm can thiệp mà không được, cuộc sống của tôi và 2 con hiện đang căng thẳng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
- Tôi đi làm, có thu nhập lương khoảng 14tr/th; bố mẹ và gia đình sẵn sàng cưu mang và phụ cùng tôi nuôi các con;
- Với các mâu thuẩn và hoàn cảnh như trên tôi có thể xin đơn phương ly hôn và nuôi 2 con được hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
1. Về quyền yêu cầu ly hôn:
Theo Điều 51 Luật Hôn Nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, Luật quy định rõ những người được yêu cầu ly hôn và trường hợp không được yêu cầu ly hôn như trên. Trường hợp hai vợ chồng bạn cùng yêu cầu ly hôn nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Về vấn đề con cái:
Điều 81 về quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, khi ly hôn thì 2 vợ chồng sẽ thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, nếu con từ 07 tuổi trở lên sẽ xem xét nguyện vọng của con và con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trường hợp cụ thể của bạn là con được 06 tuổi và 2 tuổi thì con 02 tuổi Tòa sẽ giao trực tiếp cho bạn nuôi. Còn bé 06 tuổi nếu hai vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được ai sẽ là người trực tiếp nuôi bé thì Tòa án sẽ xem xét căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con (Như việc ăn uống, giáo dục, y tế, môi trường sống...), theo bạn trình bày thì bạn có thu nhập, lại được gia đình bên ngoại hỗ trợ về việc chăm sóc con cái; chồng bạn vô trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng con cái từ trước tới nay, nhà chồng lại thường xuyên đánh bài bạc, số đề, chưởi thề. Bạn nên cung cấp cho Tòa án các chứng cứ chứng minh rằng bạn có đủ điều kiện để nuôi con và ngược lại điều kiện, hoàn cảnh của chồng không tốt cho việc nuôi dưỡng bé, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bé về lâu dài thì việc Tòa án xem xét giao bé 06 tuổi cho bạn trực tiếp nuôi là có cơ sở.
3. Về vấn đề cấp dưỡng: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nếu vợ chồng bạn không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì Tòa án sẽ xem xét quyết định.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luat su
- luat su uy tin
- thủ tục ly hôn đơn phương
- thủ tục thuận tình ly hôn
- tu van luat uy tin
- tu van ly hon
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- tư vấn thủ tục ly hôn
- tư vấn thuận tình ly hôn
- tư vấn đơn phương ly hôn
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đơn phương ly hôn
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Vợ ở nhà nấu cơm nên không được chia nhà chung
- Ly hôn có cần hợp thức hóa lãnh sự giấy ly hôn không
- Không xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Công nhận kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
- Làm thế nào khi con cái thường xuyên gây chuyện với bố mẹ
- Có được phép vắng mặt khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc ly hôn
- Tư vấn kết hôn với người nước ngoài và những trường hợp cấm kết hôn
- Tư vấn phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn
- Sinh con thứ ba
- Rút đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật