Vợ giữ hết giấy tờ ly hôn được không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có vợ cách đây 08 năm và có với nhau một đứa con 7 tuổi .Tôi đã nộp đơn xin ly hôn cách đây hơn 01 năm, vợ tội đã yêu cầu tôi rút đơn về để cho cô ấy là người đưa đơn và tôi đã chấp nhận nhưng sau đó cô ấy yêu cầu tôi phải phụ cấp nuôi con 1 lần thì cô ấy mới đồng ý ly hôn. Trong khoảng thời gian đợi ly hôn tôi đã sống chung với 1 cô gái khác có mở 1 tiệm internet để làm ăn.
Vừa qua ngày 12.9.2015 vợ tôi đã cùng gia đình cô ấy khoảng 6 người qua đập phá tiêm tôi làm hư hổng máy móc khoảng 30 triệu đồng. Trong khi đó vợ tôi là cán bộ của xã còn có 1 người đi cùng là Đảng Viên ở Huyện.Bây giờ tôi có thể kiện vợ tôi và gia đình cô ấy đươc không.
Xin luật sư giúp tôi làm thế để được ly hôn hợp pháp trong khi mọi giấy tờ vợ tôi đã giữ hết tôi còn muốn được giành quyền nuôi dưỡng con có đưọc không ạ ? Kính mong quý luật sư tư vấn cho tôi theo hướng khởi kiện ra Tòa án. Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Về việc xử lý hành vi phá hoại tài sản mà vợ bạn và những người khác đã thực hiện.
Theo đó, căn cứ vào những gì bạn trình bày, có thể xác định hành vi mà vợ bạn và những người đi cùng đã cấu thành tội “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự.
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;”
Trường hợp kéo theo nhiều người, lập kế hoạch từ trước và có sự cấu kết với nhau giữa những người thực hiện hành vi có thể sẽ rơi vào điểm a khoản 2 điều này với tình tiết tăng nặng: “Có tổ chức”, mức phạt cao nhất của khung hình phạt có thể lên tới bảy năm tù.
Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự về việc Tố giác và tin báo về tội phạm
“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.” Bởi vậy bạn có thể liên hệ với các cơ quan trên để tố giác về hành vi của vợ bạn đã thực hiện nhằm xử lý hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mặt khác nếu không đủ căn cứ để xử lý hình sự, bạn cần thu thập các căn cứ chứng minh được thiệt hại thực tế từ hành vi đó gây ra và gửi đơn khởi kiện dân sự kèm theo các chứng cứ đến tòa án nhân dân quận/ huyện nơi người đó cư trú hoặc làm việc để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo các căn cứ tại điều 609 (yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm) và điều 611 (yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) bộ luật dân sự.
Về việc bạn muốn đơn phương ly hôn.
Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
1.Đơn xin ly hôn
2. Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng
3. Đăng ký kết hôn bản chính
4. Giấy khai sinh của các con
5. Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu chia.
Vợ bạn ngăn cản không cho bạn lấy các giấy tờ để làm thủ tục ly hôn tức là đã vi phạm điểm e Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi bị cầm: "e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn"
Với hành vi này của họ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định Xử phạt hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác."
Bạn có thể báo với chính quyền địa phương (Công an xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã) để lập biên bản và xử phạt về hành vi trên, nhằm mục đích yêu cầu người vợ giao các giấy tờ để bạn thực hiện thủ tục ly hôn theo đúng quy định. Trường hợp nhận được tin báo mà chính quyền không can thiệp và xử lý,bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện về hành vi trên của chính quyền địa phương.
Một cách khác trong trường hợp của bạn đang bị người vợ giữ hết các giấy tờ nên có thể ra UBND cấp xã trước đây nơi vợ chồng từng đăng ký kết hôn để xin cấp lại bản sao đăng ký kết hôn, nơi trước đây khai sinh cho con để xin cấp bản sao giấy khai sinh của con, nơi có đăng ký thường trú của hai vợ chồng để xin cấp xác nhận giấy tờ hộ tịch chứng minh nơi đăng ký thường trú của hai vợ chồng.
Bên cạnh đó, khi nộp đơn cần trình bày nguyên nhân không có các loại giấy tờ bản chính là do người vợ cố tình cất giữ và ngăn cản, mặt khác còn có hành vi phá hoại tài sản đẩy mâu thuẫn không thể giải quyết để Tòa án nhân dân xem xét về việc thụ lý đơn.
Ngoài ra cách hữu hiệu hơn để giải quyết nhanh các vấn đề về giấy tờ ly hôn vừa có thể xử lý hành vi của vợ bạn là bạn có thể dùng các căn cứ pháp lý về hình sự, kiện dân sự nêu trên để gây sức ép yêu cầu vợ bạn giao nộp các giấy tờ nhằm làm thủ tục ly hôn trước, sau khi tòa thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, bạn có thể tiến hành tố giác tội phạm hoặc khởi kiện dân sự đến cơ quan chức năng như hướng dẫn.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Giành quyền nuôi con mới 4 tháng tuổi
- Ly hôn và nuôi con
- Vợ có quyền đơn phương ly hôn chồng không
- Vợ ở nhà nấu cơm nên không được chia nhà chung
- Ly hôn có cần hợp thức hóa lãnh sự giấy ly hôn không
- Không xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Công nhận kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
- Làm thế nào khi con cái thường xuyên gây chuyện với bố mẹ
- Có được phép vắng mặt khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc ly hôn
- Tư vấn kết hôn với người nước ngoài và những trường hợp cấm kết hôn