Giành quyền nuôi con mới 4 tháng tuổi

gianh-nuoi-nuoi-con-moi-4-thang-tuoiHiện tại con tôi được hơn 4 tháng, vì vợ chồng tôi không thể hòa hợp nên tôi đơn phương ly hôn và trong thời gian đợi Tòa xét xử thì chúng tôi sống ly thân (được hơn 2 tháng). Hiện tại cháu đang ở với bố. Chồng tôi chỉ cho tôi được thăm con. Cho tôi hỏi, trong thời gian chờ Tòa xét xử, tôi có thể nhờ Tòa được gì không vì cháu còn đang rất nhỏ. Và khi Tòa giải quyết ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Như vậy, việc chồng của bạn không cho bạn được ở bên chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn là vi phạm quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, nếu người chồng cố tình ngăn cản hoặc gây khó khăn trong việc bạn tiếp xúc với con, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và con của bạn, bạn có thể làm đơn trình báo với chính quyền địa phương về hành vi này của chồng, căn cứ vào điều 53 Nghị định 167/2013 NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì Hành vi của chồng chị có thể bị “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Vì đang trong quá trình giải quyết vụ án, nên bạn cũng có thể làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc chồng phải tạm thời đưa con cho bạn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng bởi vì con còn quá nhỏ và rất cần sự chăm sóc trực tiếp từ người mẹ, theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Tuy nhiên cần lưu ý, trường hợp của bạn không thuộc quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 103 Bộ Luật tố tụng dân sự: “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục” bởi con bạn đã có người giám hộ đương nhiên là đứa bé. Bởi vậy bạn cần căn cứ vào Điều 116 Bộ luật Tố tụng dân sự về Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác để thực hiện yêu cầu này: “Trong trường hợp do pháp luật quy định, Tòa án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 102 của Bộ luật này.”

Về quyền nuôi con sau khi ly hôn: Bởi con bạn mới chỉ 4 tháng tuổi, nên về nguyên tắc chung được quy định tại khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”