Tranh chấp thừa kế nhà đất

Năm 1950 ông bà nội tôi mua mảnh đất đứng tên ông nội tôi (Chỉ có giấy viết tay). Gia đình ông bà nội có hai con trai là bác và bố tôi. Năm 1970 bác tôi lấy vợ ông bà nội mua cho bác căn nhà khác để bác ra ở riêng và căn nhà đó mang luôn tên bác tôi. Năm 1972 bố tôi lấy vợ và ở cùng ông bà nội. Năm 1975 bà tôi mất đến năm 1978 ông tôi mất theo và cả hai ông bà đều không để lại di chúc. Bác tôi thì nghĩ ông bà đã mua cho bác căn nhà lên suốt 35 năm qua không đòi quyền thừa kế. Đến năm 2012 bác tôi bị bệnh qua đời. Khi bác mất được một tháng thì bác dâu và anh họ tôi sang đòi quyền thừa kế với bố mẹ tôi và bắt bố mẹ tôi phải định giá căn nhà để chia cho họ một nửa. Vậy tôi xin hỏi gia đình tôi có phải bán nhà để chia cho nhà bác dâu tôi không. Nếu phải chia thì chia như thế nào vì nhà đã được bố mẹ tôi xây dựng lại khang trang năm 2010 bằng số tiền của gia đình tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

Các thông tin bạn trình bày chưa được đầy đủ, nên chúng tôi không thể trả lời bạn chi tiết được. Đến nay, nhà đất do ông bà bạn để lại có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà chưa? Giấy chứng nhận cấp cho tên ai? Nếu đã cấp cho tên cha mẹ bạn thì Bác của bạn không có quyền tranh chấp thừa kế với gia đình bạn nữa vì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: "Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế",Điều 33 về Thời điểm, địa điểm mở thừa kế: "1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này". Nhưng nếu nhà đất nêu trên chưa được cấp Giấy chứng nhận đứng tên cha mẹ bạn thì nếu gia đình bác của bạn muốn yêu cầu chia thừa kế căn nhà thì gia đình bạn đề nghị bác đi khởi kiện ra tòa, (gia đình bạn không nên khởi kiện trước) khi đó gia đình bạn trình bày thực tế vụ việc tại tòa là nhà đất này do ông bà tặng cho cha mẹ bạn nhưng chỉ tặng cho bằng miệng ko có làm giấy tờ gì, và từ đó gia đình bạn sử dụng đến nay.... Để bảo vệ được quyền lợi cho mình tại tòa, gia đình bạn liên hệ với văn phòng luật sư chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn và nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình bạn tại tòa.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Tranh chấp khi mua chung đất

Tôi có sự việc như sau: Năm 1992, bố và chú tôi có đơn xin đất thổ cư (thực chất là mua có trả tiền cho xã chung nhau, thoả thuận bằng miệng mỗi người một nửa ) tại UBND xã. Có biên bản giao đất thổ cư diện tích là 630 m2 đứng tên anh trai tôi ( ngang 30 m sâu 21m ) và có mốc giới rõ ràng. Từ đó, chúng tôi cho một người bà con sử dụng ổn định có đóng thuế ( theo thông báo đóng thuế là 840 m2 ) và không có tranh chấp với các hộ liền kề.Tháng 10/2009, thím tôi ( vợ của chú vì chú tôi đã mất năm 2007 ) muốn bán phần đất của chú thím đi ( thửa đất vẫn chưa có GCNQSDĐ ) nên bắt đầu phát sinh vấn đề. Qua thỏa thuận cũng bằng miệng ( nếu thím tôi thay mặt đi làm sổ đỏ cho cả thửa đất và chịu mọi chi phí phát sinh vì diện tích thực tế lúc đó lớn hơn biên bản giao đất ( nếu có ). Sau khi có GCNQSDĐ, để bù lại thì thím tôi sẽ được tách thửa và sử dụng 2/3. Ngày 17/10/2009 thím tôi lập một giấy uỷ quyền ghi : "đại ý là có mua chung, nay tách riêng để làm sổ đỏ, phần anh tôi có ( ngang 10 m sâu 30 m ), phần thím ngang 20 m sâu 30 m ). Vậy ủy nhiệm cho thím đi làm sổ đỏ ". Tin tưởng vào thím, bố tôi đã ký vào giấy ủy quyền đó.

Sau đó thím tôi đã được cấp GCNQSDĐ với tổng diện tích là 1062 m2 ngày 9/11/2009 chỉ sau có 20 ngày làm việc kể cả thứ 7( ngang 24m dài một cạnh 50m, một cạnh hơn 40m ) lấn luôn cả phần đất của hộ đằng sau và chừa lại 10m ngang cho anh tôi tất nhiên là không được cấp sổ đỏ. Sau đó thím tôi sang nhượng toàn bộ 1062 m2 cho một cán bộ tổ chức huyện.

Khi phát hiện sự việc trên. Ngày 5/12/2009 bố tôi làm làm đơn ra UBND xã không xác nhận việc chuyển nhượng QSDĐ và nộp đơn lên UBND huyện khiếu nại về việc cấp GCN cho thím là không đúng vị trí, không cấp GCN cho anh tôi là không đúng đối tượng và không đúng diện tích. Trong đơn bố tôi có đề nghị cấp GCNQSDĐ bằng 1/2 ( thoả thuận từ lúc mua ) diện tích đo đạc thực tế hiện tại. Nhưng từ đó đến nay vẫn không được giải quyết mặc dù bố tôi đã gửi đơn nhiều lần và nhiều cấp.

Khi hộ có đất liền kề đằng sau làm đơn xin cấp GCNQSDĐ thì cũng có đơn khiếu nại tranh chấp ( tháng 1/2010) với thửa đất đã được cấp GCN của thím tôi. Hộ này đã được UBND huyện giải quyết bằng quyết định thu hồi lại GCN đã cấp với lý do không đúng vị trí, diện tích và kích thước. Sau đó đã được đo vẽ lại sơ đồ thửa đất tranh chấp này. Cả thím tôi và người mua đều không có bất cứ khiếu nại gì. Còn khiếu nại của bố tôi thì không cấp nào chịu giải quyết cả.

Trong khi đó việc chuyển nhượng QSDĐ của thím vẫn được hợp UBND xã chứng thực để hợp thức hóa việc mua bán trao tay này. Hiện nay người mua đã xây nhà từ tháng 3/2011. Khi khởi công xây dựng, hộ liền kề đằng sau không cho xây dẫn đến xô xát, nên người mua đất này đã làm đơn ra UBND xã yêu cầu giải quyết. UBND xã đã mở cuộc họp, nhưng người làm đơn lại vắng mặt không có lý do. Biên bản họp có ghi “ không được xây dựng và cải tạo gì thêm trên thửa đất đó. Nhưng đến giờ nhà đã xây xong.

Trong thời gian khiếu nại bố tôi có xin được tại phòng TN – MT huyện ( có dấu ) bản Photo GCNQSDĐ đã cấp cho thím. Trên GCN, phần tên người sử dụng chỉ ghi tên thím tôi nhưng phần hình thức sử dụng lại ghi “ sử dụng riêng không m2; sử dụng chung 1062 m2”.

Vì anh em chúng tôi đều ở xa nên không biết sự việc này. Khi nộp đơn khiếu nại, thì cán bộ thụ lý đơn đều không có hướng dẫn gì và đều nhận đơn. Đến ngày 29/11/2011 anh tôi mới làm giấy ủy quyền cho bố tôi tiếp tục khiếu nại.                                                      

Qua sự việc trình bày ở trên, tôi rất mong luật sư tư vấn cụ thể :

     1- Về việc cấp GCNQSDĐ cho thím tôi có đúng quy trình, thủ tục không ?

     2- Việc bố tôi ký giấy ủy quyền đó có giá trị về mặt pháp lý không ?

     3- Hiện tại đã có quyết định thu hồi GCNQSDĐ từ 9/5/2012 nhưng tới nay vẫn không có quyết định giải quyết khiếu nại theo như đơn của bố tôi đề nghị. Vậy chúng tôi phải làm gì tiếp theo.

     4- Bố tôi yêu cầu cấp GCNQSDĐ 1/2 diện tích đất thực tế có được không ?

     5- GCNQSDĐ ghi như vậy nghĩa là sao ?

     6- Nếu có đúng, có sai thì căn cứ vào điều khoản nào trong quy định của pháp luật và hướng giải quyết . Trường hợp này có kiện ra tòa được không ?

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Ông bà làm di chúc khi ba đã mất

ông nội em có 3 ng con trai và 2 ng con gái, trong đó bố em là con trai cả.

Gia đình vẫn êm ấm cho tới khi bố em mất năm 2003 ( Khi đó ông bà em vẫn còn).

Một ông chú sau bố em đi bộ đội và giờ đang sống ngoài Hà Nội, có 1

ngôi nhà 3 tầng và 1 con trai 1 gái, cuộc sống thoải mái.

Một ông chú út thì có mảnh đất ở quê gần nhà em.

Nhà em thì ở mảnh đất của tổ tiên ( 280m2).

Khi bố em mất xong thì mọi người bắt đầu có ý định chia đất cho ông

chú thứ 2 ở HN.

Bà nội em thì ko hợp với nhà em nên gần như ko ở nhà từ năm 1985, khi

đó bà ra ở với cô con gái của bà ngoài HN vì cô sinh em bé, bà ở cho

tới năm 1997 thì về khi chú út lấy vợ, rồi bà ở luôn bên nhà chú út

đến năm 2009 thì ko hợp với bà thím nên bà lại về nhà em ở đến giờ.

ông em thì rất lành, khi ông mất năm 2007 thì bà( và các cô chú) xúi

giục bảo ông viết di chúc, vì ông lành và thương nhà em rất nhiều, sau

đó nhờ ng viết và mọi ng ký tên vào. có cuộc họp cả gia đình.

Đến năm 2009 bà phải quay lại nhà em ở.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( Sổ đỏ ) hiện giờ đứng tên em.(Đã mất).

Khoảng những năm 90 thì sổ đỏ vẫn đứng tên ông bà em, nhưng sau đó thì vì bà sống ở nhà cô con gái ngoài hà nội hơn chục năm nên có việc thảo luận và nói miệng rằng miếng đất của ông chú bây giờ thì của ông, ông mất thì cho em. Thế nên sau đó làm lại sổ đỏ và sổ đỏ đứng tên ba em.

và bây giờ ông chú thứ 2 đang xây nhà trên mảnh đất nhà em và xây xong sẽ đòi chia sổ đỏ.

Vậy em xin hỏi:

Việc di chúc như trên là đúng hay say.?

Người làm di chúc có cần phải đứng tên sổ đỏ ko.?

Em có quyền lợi và lợi thế gì ko khi ra toà án giải quyết tranh chấp đất đai này.?

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

Nếu sổ đỏ đang đứng tên bạn thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Theo thông tin bạn cung cấp thì tôi cũng không biết bạn được đứng tên sổ đỏ do làm bằng cách nào? Tuy nhiên theo tôi chắc được ông bà làm thủ tục tặng cho. Nếu như vậy thì ông không còn quyền lập di chúc (sau thời điểm cấp sổ đỏ).

Khi di chúc lập sau thời điểm tặng cho thì di chúc đó vô hiệu (Di sản không còn). Hiện giờ bạn đang là người có quyền sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất đó. Bạn cần làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp gửi UBND xã và yêu cầu đình chỉ hành vi xây dụng trái phép.

Bạn hoàn toàn có lợi thế khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế khi còn ở VN đi Mỹ lại được khởi kiện thừa kế

Gia-đình tôi có tất cả 6 chị em gái, cha tôi mất năm 1961, mẹ mất năm 1977.

Năm 1975 mẹ tôi đã 75 tuổi bà bị bệnh đau tim , không thể tự sống một mình được,bà cần có một đứa con về ở với bà để châm sóc nuôi dưỡng bà và khi bà chết có đứa con lo chôn cất bà .

Bà cho tất cả các con biết quyền lợi của đứa con về ở với bà là :Nhà ở (đồ đạc trong nhà )và đất ở là miếng vườn trồng dừa diện-tích :3651m2

Tất cả 5 người con kia đều từ chối quyền lợi có kèm theo bổn phận nói trên.

Mẹ đi xuống Gò-Công kêu vợ chồng tôi về ở với bà,chúng tôi không bỏ mẹ được nên đã về ở với mẹ ,để nuôi dưỡng mẹ bệnh,chôn cất mẹ khi mẹ qua đời.

Mẹ cho chúng tôi:Nhà ở (đồ đạc trông nhà)và đất ở là miếng vườn trồng dừa DT;3651m2

Đến năm 1977 mẹ chết chúng tôi làm đám ma chôn cất mẹ,đám ma không chấp điếu.Tự chúng tôi ra tiền làm đám ma,không chị em nào phụ giúp chúng tôi cả .

Đến năm 1996 cái nhà mẹ cho đã mục nát,có nguy cơ sập đỗ,chúng tôi đã dỡ ra và cất một nhà mới trên nền nhà củ.Nhà mới nầy :Tường gạch,nền và sườn nhà bằng bê-tông cốt thép .

"Khi dỡ nhà củ,chúng tôi có lấy một ít cây của nhà củ để cất một nhà chòi ,bốn bên không vách,để làm chỗ nấu nướng khi nhà có đấm giổ"(nhà nầy chị em không tranh chấp nhưng TÒA đưa vô để cho chị em được tranh chấp theo NQ 1037/2006...)

Đến năm 2008 tức 31 năm sau thừa kế mở có 5 người khởi kiện chúng tôi để tranh chấp thừa-kế.Trong 5 người nầy chỉ có 2 người là thừa kế hàng thứ nhứt:1-chị Hà-Thị-Lôc ở Thủ-Thừa Lonh-An 2-Em Hà-Thị-Hoàng Việt kiều Mỹ ,người thứ 3 là Hà-Cẩm-Giang ở Thủ-Thừa Long-An con một của người chị ruột tên Hà Thị-Ba(chết)chỉ có 3 người nầy là hợp lệ ; còn lại 2 người không hợp lệ là:Lư-Cẩm-Dung và Trương thị Những họ tự xưng là đại diện cho mẹ(chết)mà không có giấy ủy-quyền của các anh chị em ruột của họ .

Hỏi 1-Thành phần của đơn thưa như vậy có hợp lệ hay không ?Tại sao tòa án Long-An lại nhận đơn nầy để xét xử?

Chúng tôi đã khiếu nại với tòa-án Long-An: 1-Lư-Cẩm-Dung và Trương Thị Những là đại diện không hợp lệ .2-Không có "di sản thừa kế cũng không có tài sản chung chưa chia" 3-Đã hết thời hiệu khởi kiện. Yêu cầu TOÀcho đình chỉ vụ án .

TÒA không đình chỉ vụ kiện mà trả lời:Bên nguyên đơn yêu-cầu giữ cái nhà nhỏ mà chúng tôi cất bằng cây của cái nhà củ của cha mẹ để làm nơi thờ phượng ông bà cha mẹ (chị em không hề tranh chấp cái chòi bốn bên không vách nầy để làm nơi thờ phượng ông bà cha mẹ ).

Ý của TÒA là trong vụ tranh chấp nầy có "nhà ở ,có người Việt-Nam định cư ở nước ngoài" nên TÒA áp dụng NQ 1037/2006...cho chị em tranh chấp không kể thời hiệu

Hỏi 2-TÒA áp dụng NQ 1037/2006 trong trường hợp nầy như vậy có đúng không ?

Hỏi 3-Cây của nhà củ của cha mẹ ,chúng tôi lấy cất cái nhà chòi nó là "động sản", mẹ đã cho chúng tôi tuy không có giấy tờ nhưng chúng tôi đã ở đó công khai,ngay tình,liên tục đến nay là 31 năm theo luật Dân Sự Điều:247 Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì chúng tôi đã là chủ sở hữu của cái nhà nầy.TÒA lấy cái nhà nầy đưa vô cho chị em tranh chấp với chúng tôi có đúng luật hay không ?

Hỏi 4-Khi chúng tôi khiếu nại :Lư-Cẩm-Dung và Trương-Thị-Những đại diện không hợp pháp vì không có ủy quyền của tất cả anh chị em nó thì bên nguyên đơn yêu cầu TÒA liên-lạc với những người nầy để lấy ý kiến củ họ , TÒA đồng ý(8 anh chị em của Lư-Cẩm-Dung đều ở nước ngoài).TÒA làm việc nầy thay cho nguyên đơn như vậy có đúng pháp-luật hay không ?

Hỏi 5-Hiện nay bên nguyên đơn đòi hỏi chúng tôi phải cam-kết trước TÒA : Không được bán nhà đất .Chúng tôi không đồng ý lý do :Nhà của chúng tôi cất trên đất của chúng tôi ,theo luật-pháp chúng tôi được quyền bán.Đất chúng tôi đã được nhà nước cấp giấy CN-QSDĐ luật pháp cho chúng tôi được chuyễn QSDĐ.

Đòi hỏi trái luật pháp nầy ,đáng lẽ ông Thẩm-Phán phải ngăn chặn;ông Thẩm-Phán không ngăn chặn còn chấp thuận theo yêu-cầu của bên nguyên đơn :Cho đo đạt trị giá đất ở có trồng dừa ,đếm từng cây dừa để trị giá đất và dừa luôn ;đo đạt trị giá 3 cái nhà của chúng tôi;trị giá toàn bộ đồ đạc trong nhà của chúng tôi

Ý của bên nguyên đơn là:TÒA sẽ chia số tài sản nầy,họ là số nhiều họ sẽ đượcnhiều ;tôi được ít ,họ sẽ mua lại phần của tôi.

Trong trường hợp nầy ông Thẩm-Phán làm như vậy có đúng luật hay không ?

Hỏi 6-Trong ngày đo đạt trị giá nhà đất ông Thẩm-Phán có nói với tôi :Tong trường hợp nầy Tòa Án Nhân Dân Tối Cao có hướng dẫn là phải chia vì "có tranh chấp nhà ở và có cây trồng lâu năm"đây là tin "sét đánh"với chúng tôi .Tại sao TÒA lại lấy đất mẹ đã cho chúng tôi trước khi bà chết vì cớ chúng tôi nuôi mẹ bệnh và chôn cất mẹ khi mẹ qua đời ; Đem đi cho những đứa con đã từ chối miếng đất nầy khi nó có kèm theo bổn phận làm con là:nuôi mẹ bệnh và chôn cất mẹ khi mẹ qua đời . Hơn nữa bên nguyen đơn chỉ yêu cầu chúng tôi :Không được bán nhà đất mà thôi .

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

Câu hỏi của bạn viết dài, tỏ ra bức xúc vì cho rằng thẩm phán làm sai luật, những điều cần trình bày thì không trình bày rỏ ràng. Trước tiên bạn cho rằng mẹ bạn đã cho bạn toàn bộ nhà và đất, nhưng bạn lại không nói rỏ là đã làm thủ tục cho bạn hay chưa, nhà đất nầy là tài sản do cha mẹ bạn tạo lập, hay mẹ tạo lập sau khi cha qua đời,mẹ của Trương thị Những và Lư cẩm Dung là gì của bạn,thì tôi mới trả lời chính xác được.Tôi chỉ có thể trả lời cho bạn như sau :

-Trước tiên, nếu bạn được mẹ cho nhà đất mà không làm thủ tục sang tên, tài sản vẩn còn đứng tên mẹ, chị em bạn và các con của những chị em đã chết của bạn đều có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế.Trường hợp mẹ bạn đã làm thủ tục sang tên, nhưng nhà đất nầy do cha mẹ bạn tạo lập thì các người trên vẩn còn quyền khởi kiện yêu cầu chia phần của cha bạn.

-Trương thị Những và Lư cẩm Dung nếu là con cũa chi hoặc em bạn đã chết, thì có quyền nộp đơn khởi kiện mà không cần có sự ủy quyền của anh chị em của họ.những người nầy tuy không khởi kiện, nhưng họ là người có liên quan, tòa phải thông báo vụ kiện cho họ, nên tòa không làm thay như bạn nghĩ.

-Thẩm phán áp dụng nghị quyết 1037/2006 để chấp nhận đơn khởi kiện là đúng pháp luật.

-Bạn không thể xin xác lập quyền sở hửu tài sản theo điều 247 luật dân sự được, vì bạn chiếm hửu tài sản có căn cứ pháp luật.

- Bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp, thì phải chờ tòa án giải quyết xong tranh chấp mới được bán. tòa án có quyền ra quyết định ngăn chặn việc mua bán theo yêu cầu của nguyên đơn.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên nhờ một luật sư giúp đở bạn, bạn không thể đi hỏi, nghe trả lời để tự mình bảo vệ trước tòa án.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Dì và Cậu tôi có được quyền thừa kế dù nhà do gia đình chúng tôi góp phần tạo lập

Vào năm 1969, gia đình ngoại tôi rời quê vào Quy Nhơn lập nghiệp, làm nghề nấu bánh chưng khoảng 5 năm. Năm 1975, Dì tôi đi lấy chồng và sống tại ngôi nhà ở quê do ông ngoại tôi đã mất để lại.

Lúc bấy giờ ngoại tôi 51 tuổi. Năm 1979, Cậu tôi vượt biên khi đang học tại Đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và định cư ở Úc cho đến nay. Năm 1978, mẹ tôi lập gia đình và chúng tôi sống với nhau từ đó đến nay, mẹ tôi làm nhân viên nhà nước vừa cải thiện bằng cách trồng rau bán, ba tôi chạy xe khách

Năm 1995, ngôi nhà mà chúng tôi đang ở năm trong diện quy hoạch giải toả, số tiền đền bù giải toả được cấp là 9 triệu đồng. Lúc này, ba mẹ tôi quyết định thêm tiền vào để mua một lô đất mặt phố để cất nhà để sau này tiện bề kinh doanh, chứ không theo chỉ điểm của chính quyền địa phương.

Lúc này chính quyền địa phương đã đồng ý và số tiền đền bù được quy ra tiền mặt là 9 triệu đồng như đã nói ở trên, nhưng chính quyền nơi đây vẫn ghi trong giấy được cấp đất đền bù mang tên của ngoại tôi vì ngoại tôi là chủ hộ của ngôi nhà bị giải toả, lúc này ngoại tôi đã 71 tuổi. Tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa làm giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Bao nhiêu năm sau đó trôi qua, gia đình tôi nương tựa nhau mà sống. Năm 2000, ngoại tôi đột ngột bị tai biến mạch máu não và bị liệt nữa người, phải nằm một chỗ, chữa trị lâu ngày ngoại tôi cũng đi lại được nhưng phải có người dìu dắt

Năm 2007 ngoại tôi lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 83. Chỉ đợi đúng ba hôm sau ngày ngoại mất, dì và cậu tôi đòi thừa kế di sản của ngoại tôi (căn nhà hiện nay chúng tôi đang ở). Chúng tôi cay đắng khi tình đời đổi trắng thay đen.

Chúng tôi biết làm sao đây khi ba mẹ tôi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình, không biết làm sao để chứng minh phần tài sản mà ba mẹ tôi đã dày công tạo lập từ thuở hàn vi.

Ngôi nhà này do ba mẹ tôi dành dụm cả đời mới có, còn nếu chia quyền thừa kế cho dì và cậu thì quá bất công với chúng tôi, những người đó không có đóng góp nào dù là nhỏ nhất để cấu thành tài sản này cả, ngay cả việc chăm sóc mẹ già bệnh tật họ cũng chẳng đỡ đần, trăm thứ đều một mình ba mẹ tôi lo

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

1.Về di sản của ông bà ngoại bạn.

Di sản của ông bà ngoại gồm hai bộ phận. (1) Phần đất ở quê do vợ chồng dì của bạn quản lý, sử dụng. Sau đó, dì bạn giao cho vợ chồng người anh chồng của dì ở. Việc dì của bạn tự ý giao cho người khác sử dụng, khi chưa có sự đồng ý của đại diện chủ sở hữu (bà ngoại của bạn) và các đồng thừa kế phần tài sản của ông ngoại (bà ngoại, mẹ, cậu của bạn) là hoàn toàn trái pháp luật. (2) Một phần tài sản trong khối tài sản chung với cha mẹ bạn đang quản lý, sử dụng.

Theo pháp luật về thừa kế, các con của ông bà ngoại gồm, dì; cậu; mẹ bạn là người được thừa kế theo pháp luật (do họ chết không để lại di chúc).

Nếu các đồng thừa kế không thể thỏa thuận việc phân chia di sản. Một trong các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản.

2.Về phần di sản của ông bà ngoại trong khối tài sản chung với cha mẹ bạn là rất phức tạp:

Như bạn trình bày, phần di sản của ông bà ngoại chỉ là phần đất được đền bù khi giải tỏa nhà đất của ông bà ngoại vào năm 1993. Trị giá 9 triệu đồng. (Theo chúng tôi phần này bao gồm nhiều khoản chứ không phải chỉ là bồi thường thiệt hại về nhà, đất khi giải tỏa).

Cha mẹ bạn xin chính quyền cho hoán đổi vị trí. Tiền chênh lệch do hoán đổi vị trí đất là 17 triệu. Như vậy, có nghĩa là tổng giá trị thửa đất năm 1993 là 26 triệu đồng. Phần của mỗi bên được xác định như sau

Giá trị tài sản của cha mẹ bạn đối với phần đất được hoán đổi là 17/26;

Giá trị tài sản của ông ba ngoại đối với phần đất được hoán đổi là 9/26

Phần xây dựng là tiền do cha mẹ bạn bỏ ra. Do đó, chúng tôi nghĩ dì và cậu bạn không tranh chấp phần xây dựng trên đất, mà chỉ tranh chấp giá trị phần đất hiện có trong khối tài sản chung giữa cha mẹ bạn với ông bà ngoại bạn

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đề nghị gia đình bạn nên mời dì, cậu của bạn đến để thỏa thuận việc phân chia di sản của ông bà ngoại bạn.

Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và sau khi đạt thỏa thuận cần phải có xác nhận của chính quyền nơi tổ chức họp phân chia di sản hoặc của Phòng công chứng Nhà nước

Trong quá trình thỏa thuận cần nêu rõ các vấn đề sau:

1.Xác định tài sản nào là di sản của ông bà ngoại chưa được chia, xác định ai là người được thừa kế di sản

·Đất hiện do anh chồng của dì sử dụng;

·Tỷ lệ quyền sở hữu trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn.

2.Cha mẹ bạn yêu cầu các đồng thừa kế phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí sau:

·Về công chăm sóc nuôi dưỡng bà ngoại

·Chi phí khám, chữa bệnh, thuốc điều trị cho bà, chi phí mai táng và các chi phí khác (nếu có). Chi phí này phải được thanh toán trước khi phân chia di sản

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”