Cha mẹ cho đất xây nhà, có di chúc, giờ làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất

Hiện tôi đang có một căn nhà được xây trên đất của cha mẹ . Cha mẹ tôi có 04 người con, và chia đều đất cho các con theo di chúc ( cha mẹ tôi còn sống).Tôi đã xây nhà rồi và muốn làm sổ ( quyền sử dụng đất) theo mong muốn của cha mẹ tôi, thì tôi sẽ bắt đầu các công việc như thế nào để tách làm quyền sử dụng đất của tôi trên quyền sử dụng đất của cha mẹ tôi. Rất mong các luật sư tư vấn cho tôi. Xin cám ơn

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

Theo nội dung bạn hỏi là trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất chứ không phải là di chúc, thừa kế. Bạn cần thực hiện thủ tục như sau:

             1. Thuê công ty đo đạc hoặc nhờ cán bộ địa chính của địa phương tiền hành đo vẽ Sơ đồ kỹ thuật thửa đất đối với từng phần diện tích đất mà cha mẹ bạn đã 'chia" cho các con;

           2. Nộp hồ sơ vào Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để xin phép tách thửa đất (có một số địa phương bỏ qua thủ tục này): Hồ sơ gồm: CMND, Hộ khẩu của các bên; Sơ đồ kỹ thuật thửa đất có chữ ký của các bên; Bản chính GCN QSD đất và Đơn xin phép tách thửa đất. Sau khi xem xét, Phòng TN&MT sẽ ban hành công văn (hoặc Phiếu) cho phép hoặc không cho phép tách thửa căn cứ vào quy hoạch, hiện trạng thửa đất và điều kiện về diện tích, kích thước tối thiểu để tách thửa đất theo quy định của địa phương.

             3. Sau khi có công văn cho phép tách thửa hoặc địa phương không quy định thủ tục xin phép tách thửa thì các bên đến Phòng hoặc Văn phòng Công chứng tại địa phương để ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (một số địa phương Công chứng, chứng thực Hợp đồng tại UBND xã làn không đúng theo quy định tại Luật Công chứng và Nghị định79/2007/NĐ-CP. Bởi theo các văn bản trên thì UBND xã chỉ còn thẩm quyền chứng thực chữ ký chứ không có quyền xác thực tính hợp pháp của Hợp đồng,giao dịch);

           4. Sau khi Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì gia đình bạn nộp một bộ hồ sơ đầy đủ vào Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT để đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật (Hồ sơ gồm: Hợp đồng tặng cho; CMND, Hộ khẩu của các bên; Tờ khai thuế TNCN; Tờ khai lệ phỉ trước bạ; Tờ đăng ký biến động QSD đất; Giấy khai sinh để được miễn thuế TNCN; Giấy chứng nhận DKKH của cha mẹ bạn, Giấy phép xây dựng và một số giấy tờ liên quan, nếu có). Sau khi xem xét hồ sơ, Phòng TN&MT sẽ thông báo nghĩa vụ tài chính cho các bên (thuế, phí); Sau khi gia đình bạn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính (nộp 0,5% lệ phí trước bạ và phí cấp GCN) thì các anh chị em bạn, mỗi người sẽ được cấp mới một GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thủ tục làm nhà đất

Mảnh đất nhà em đang sinh sống, ngày trước có mua của chủ cũ rồi, nhưng vì thời điểm 1990 chỉ có làm giấy tay (sang nhượng chỉ có 2 bên gia đình và 1 người làm chứng), bây giờ khi mang hồ sơ tới UBND Phường để làm giấy tờ nhà đất thì người hướng dẫn bảo là không hợp lệ ở tờ giấy mua bán tay, vì người đứng tên mảnh đất lúc bán ( bên A, bố của ông chủ đất hiện tại) hiện tại đã mất và người mua (bên B, mẹ của người đứng tên để làm hồ sơ nhà đất hiện tại) hiện tại bây giờ cũng đã mất, như vậy có phải là đòi hỏi vô lý hay không? Và gia đình đã đứng tên đóng thuế nhà đất hơn 10 năm nay rồi, thì theo như tôi được biết thì khi đã đóng thuế trên 10 năm thì gia đình tôi có quyền đứng tên mảnh đất này đúng không ạ (nghĩa là không cần đến tờ giấy mua bán tay vẫn có thể làm hợp thức hóa nhà đất)? Còn lại thì tất cả các giấy tờ khác đều đã thông qua, chỉ còn khúc mắc ở tờ giấy mua bán tay đã nêu trên, xin Luật sư tư vấn hộ tôi ạ?

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

Theo thư trình bày của bạn thì đất nhà bạn đã có hợp đồng mua bán năm 1990, và sử dụng ổn định từ đó cho đến này. Luật đất đai tại Điều 50 khoản 1 quy định : Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liển với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

Như vậy, ngoài Giấy chuyển nhượng, bạn cần có đơn xin xác nhận của UBND về thời gian sử dụng đất của bạn, đất không tranh chấp để hoàn tất hồ sơ.

Việc bạn đóng thuế trên 10 năm không phải là căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì thuế là nghĩa vụ công dân phải nộp cho nhà nước khi họ sử dụng đất,( nếu bạn không phải là chủ sở hữu nhưng là người sử dụng đất thì bạn cũng phải nộp thuế đất).

Trong trường hợp Hộ gia định, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất ( khoản 4 điều 50 Luật đất đai)

Tùy vào tình hình, thời gian sử dụng đất của gia đình bạn mà UBND sẽ có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Thân mến.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Tranh chấp đất và nhà không có di chúc

Ngoại tôi qua đời năm 1996 có để lại 2 mảnh vườn và 1 căn nhà cấp 4. Gia đình nhà ngoại có 4 người con là 2 cậu, 1 dì và mẹ tôi. Cậu A là liệt sĩ đã hy sinh lúc chưa lập gia đình còn cậu B bị bệnh mất năm 1982 (trước lúc ông bà ngoại tôi qua đời). Cậu B có 4 người con gồm 1 chị gái và 3 anh trai, gia đình cậu B ở mảnh vườn thứ 2.

Sau khi ông bà ngoại mất thì người con trai đầu của cậu B ở căn nhà và mảnh vườn thứ 1 có diện tích 700m2 của ông bà ngoại tôi, anh ấy đã tự ý kê khai và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998 mà gia đình không ai hay biết. Trong lúc này gia đình người anh trai đầu vẫn còn nằm trong sổ hộ khẩu của mợ và mới được tách hộ năm 2005.

Đọc thêm...

Tranh chấp nhà đất khi tên không có trong hộ khẩu

Tranh chấp đất quyền thừa hưởng tôi có 2 người chị ruột là không ở trên phần đất của cô ruột tôi từ năm 1947 đến nay là năm 2013 cô tôi mất năm 2009 nay chị tôi đưa đơn ra tòa xin chia phần đất hiện giờ tôi ở trên phần đất đó là diện tích đất 12,5m chiều ngang. Xin hỏi phần đất đó tôi hưởng được bao nhiêu mét đất trong đó 2 chị tôi từ năm 1947 đến nay không có đứng tên trong hộ khẩu của gia đình, tôi xin hỏi lại tôi còn được bao nhiêu mét trong đó?

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:

Trước hết cần xác định về nguồn gốc mảnh đất: Nguồn gốc mảnh đất do người cô ruột của ông bà để lại, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người cô.

Về thực trạng: Là hai người cô không trực tiếp sinh sống và quản lý mảnh đất này từ năm 1947. Hiện tại Ông bà là người trực tiếp quản lý sinh sống trên mảnh đất.

Theo quy định của pháp luật, người cô ruột mất đi không để lại di chúc để định đoạt khối tài sản nhà đất này thì nhà đất được xác định là di sản thừa kế chia cho các hàng thừa kế hợp pháp của cô. Theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Nếu người cô ruột của ông bà không có các hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai thì việc người em của ông bà khởi kiện yêu cầu chia quyền thừa kế là hợp pháp. Về nguyên tắc các hàng thừa kế hưởng phần di sản bằng nhau, tuy nhiên tòa xem xét đến công sức đóng góp tôn tạo mảnh đất, và công nuôi dưỡng người cô để lại di sản.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Đất Thổ không tách thửa chuyển quyền được?

Thời điểm 2010, ông A và B có mua của bà C một phần đất, mỗi người khoảng 200 m2 trên tổng diện tích khoảng 1200 m2 ( đất thổ). Tuy nhiên, lúc bấy giờ chỉ làm thủ tục bằng giấy tay không có công chứng, mãi đến giờ 2013 ông A và B mới chịu tiến hành thủ tục sang nhượng. Khi bà C liên hệ với phòng tài nguyên huyện thì được trả lời là không tiến hành thủ tục tách thửa được vì chiều sâu của 2 mảnh đất nói trên bị dính vào chỉ giới xây dựng gần hết nên không đảm bảo diện tích tối thiểu để tách thửa.

Kính nhờ các luật sư tư vấn giúp: có trường hợp đặc biệt nào để xin UBND cứu xét để tiến hành làm thủ tục cho hai ông A và B không vì hiện tại ở địa phương ông A và B chỉ có duy nhất phần đất thổ này để định cư và hai ông đã trót dại xây nhà ở ổn định trên hai phần đất này từ 2010 đến nay?

Xin chân thành cảm ơn!

 

Chào bạn.

Trí Tuệ Luật xin tư vấn như sau:

Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu, thì theo nguyên tắc thì phải đủ diện tích tối thiểu để tách thửa theo quy định của từng quy đất của mổi địa phương, thì cơ quan chức năng mới tiến hành làm thủ tục tách thửa cho A và B. Tuy nhiên, hiện nay, A và B lại không đủ diện tích để tách thửa, đồng thời các bên cũng đã cất nhà và cũng đã trả tiền cho nhau rồi, thì làm sao đây ???. Cách duy nhât lưỡng toàn kỳ mỹ ,là hai người cùng đứng tên đồng sở hữu cho mảnh đất trên ( Sơ hữu theo phần). Sơ hữu theo phần, có nghĩa là mỗi người có phẫn sở hữu theo diện tích đất minh có. Vậy là OK !!!!

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

 

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”