Có được bán bán nhà đất đang thế chấp không?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hiện vợ chồng tôi muốn mua nhà đất, tuy nhiên nhà đất này đang thế chấp tại Ngân hàng. Việc mua bán nhà đất khi đang thế chấp có vi phạm pháp luật không? Tôi muốn biết mua bán như thế nào cho đảm bảo?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Tại Khoản 4, Điều 718 Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS): “Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”.
Như vậy, để mua được nhà đất đang thế chấp thì bạn yêu cầu bên thế chấp tới làm việc trực tiếp với Ngân hàng - bên nhận thế chấp nếu được họ chấp thuận thì người có tài sản được phép chuyển nhượng tài sản, có hai cách để bạn thực hiện việc mua bán đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi:
Thứ nhất: Ký hợp đồng đặt cọc mua bán trong nội dung đặt cọc nói rõ tình trạng nhà đất; nhà đất giá bao nhiêu? Phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ các bên. Đặc biệt trong nội dung hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận cụ thể về việc trả lãi hàng tháng, đứng ra làm thủ tục giải chấp; xóa việc đăng ký thế chấp; việc đặt cọc này để đảm bảo thực hiện hợp đồng từ khi ký đặt cọc đến khi sang tên nhà đất sang cho bạn. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể yêu cầu bên bán ký công chứng hợp đồng ủy quyền trong đó có nội dung: bạn được sử dụng nhà đất; thanh toán lãi hàng tháng thay cho bên ủy quyền; được tiến hành thủ tục giải chấp; xóa đăng ký thế chấp; được nhận sổ và được mua bán tặng cho nhà đất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đứng tên nhà đất này thì bạn nên nhờ người khác nhận ủy quyền vì nếu bạn nhận ủy quyền thì bạn sẽ không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai: Ký cam kết đặt cọc giữa ba bên Bên nhận thế chấp – ngân hàng – bên thế chấp, nội dung của bản cam kết đặt cọc có nội dung cụ thể như sau: Giá bán nhà đất; phương thức thanh toán; bên thế chấp sẽ đưa cho bên nhận thế chấp một khoản tiền tương ứng giá trị mua bán nhà đất đã thỏa thuận, khoản tiền này để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng và cùng là số tiền để bên nhận thế chấp dùng để trả một phần thế chấp cho bên nhận thế chấp (bên Ngân hàng), cam kết các bên về việc đặt cọc.
Như vậy, để việc mua bán nhà đất không xẩy ra tranh chấp, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn một trong hai phương án nêu trên. Thực tế tại Công ty Luật thì hình thức thứ nhất là phổ biến.
(Đây là bài viết Luật sư Vũ Hiên đã trả lời bạn đọc trên Dân trí, bài viết này có thể coi là cách thức để ai đó khi rơi vào trường hợp tương tự có thể áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho mình, tránh được những rủi ro và tranh chấp xẩy ra trong quá trình mua bán sang tên sổ đỏ).
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- soạn thảo hợp đồng mua bán nhà
- soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất
- soan thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất
- tư vấn hợp đồng đặt cọc mua bán nhà
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Mất giấy hợp đồng đặt cọc có lấy được tiền?
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc lô đất thổ cư
- Tư vấn luật kinh doanh bất động sản
- Soạn thảo Hợp đồng mua bán nhà đất
- Bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà?
- Hợp đồng cho thuê nhà có cần phải công chứng ?
- Quy định về hợp đồng đặt cọc và mức phạt
- Ngưng hợp đồng thuê nhà trước thời hạn có bồi thường không ?
- Cách đặt cọc tiền nhà an toàn nhất
- Có nên đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà