Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chúng ta đã biết, giao dịch dân sự hợp pháp là khi thỏa mãn những điều kiện về chủ thể, mục đích, nội dung, hình thức. Một giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể. Vì vậy,khi giao dịch dân sự vi phạm những quy định của pháp luật về chủ thể, mục đích, nội dung hay hình thức thì giao dịch dân sự đó được coi là vô hiệu và không làm phát sinh hậu quả pháp lý giữa các bên chủ thể. Sau đây là các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do pháp luật quy định.
1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Điều 128 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vộ hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội và những hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu dạng này. Việc giao dịch vi phạm những điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội là khi mục đích, nội dung của pháp luật vi phạm những điều pháp luật không cho phép, cấm thức hiện và những điều trái với tiêu chuẩn đạo đức, trái luân thường đạo lý. Giao dịch dân sự trong trường hợp này đương nhiên bị vô hiệu kể cả khi các bên chủ thể đã thỏa thuận và thống nhất ý chí trong giao dịch. Ngoài ra, khi giao dịch đã được thực hiện thì tài sản trong giao dịch và lợi tức trong giao dịch có thể bị sung quỹ nhà nước và chủ thể có liên quan có thể phải chịu trách nhiệm dân sự.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Giao dịch dân sự giả tạo đặc biệt hơn so với các loại dân sự khác là khi các chủ thể tham gia giao dịch dân sự đều chấp nhận xác lập giao dịch song lại không thể hiện đúng ý chí và mong muốn của bản thân mình ( có sự từ nguyện thực hiện giao dịch nhưng không thống nhất ý chí với nhau ). Pháp luật quy định về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo tại điều 129 BLDS 2005:
"Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu."
3. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Theo pháp luật quy định, người chưa có hoặc không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ bị hạn chế trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì vậy với những đối tượng này khi thực hiện giao dịch dân sự không thuộc khả năng của mình thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu. Trường hợp này được pháp luật quy định tại điều 130 BLDS 2005:
Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Nhầm lẫn trong giao dịch dân sự là do một hoặc cả hai bên hình dung sai về nội dung của giao dịch song vẫn tham gia giao dịch dẫn đến thiệt hại cho mình hoặc bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn được quy định tại điều 131 BLDS 2005:
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
5. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
Lừa dối là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Còn đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm bên kia sợ hãi phải xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa được pháp luật quy định tại điều 132 BLDS 2005:
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
6. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Một trong các điều kiện của giao dịch dân sự có hiệu lực là tính tự nguyện trong giao dịch. Vì vậy, khi người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì đồng nghĩa với việc khi xác lập giao dịch sẽ không có sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể. Giao dịch dân sự trong trường hợp này được quy định tại điều 133 BLDS 2005:
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
7. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của mình. Tuy nhiên có một số trường hợp, pháp luật quy định chặt chẽ về hình thức của giao dịch và khi các chủ thể không tuân thủ về hình thức của giao dịch thì giao dịch đó bị xem là vô hiệu. Pháp luật quy định về trường hợp này tại điều 134 BLDS 2005:
"Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu."
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- So sánh về cầm cố và thế chấp
- Tư vấn về hợp đồng thuê nhà
- Tư vấn về hợp đồng vay tài sản
- Tư vấn về hợp đồng thuê tài sản
- Tư vấn về hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản
- Tài sản bảo đảm thực hiện hai nghĩa vụ
- Tư vấn về thay đổi tài sản bảo đảm
- Tư vấn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Người bán nhà không thực hiện nghĩa vụ giao nhà
- Tư vấn hình thức tín chấp cho cá nhân vay tài sản