Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Đại diện là việc một người ( gọi là người đại diện ) nhân danh và vì lợi ích của người khác ( gọi là người được đại diện ) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợi ích của người được đại diện. Tùy theo từng trường hợp người đại diện có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Hai loại đại diện này có những điểm giống và khác nhau cơ bản.
1. Giống nhau:
Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều có những điểm giống nhau cơ bản của chế độ đại diện bao gồm:
- Hai loại đại diện này đều là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người thứ khác, xác lập thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện.
- Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đều có khung pháp lý chung : Căn cứ xác lập, cá nhân đại diện, phạm vi đại diện, chấm dứt đại diện.
- Hậu quả giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện hoặc do người xác lập thực hiện vượt quá phạm vi đại diện của đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác ( theo quy định tại điều 145 và 146 BLDS 2005 ).
- Mặc dù người đại diện đứng ra giao dịch trực tiếp với người thứ ba thì quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ xác lập giữa người được đại diện với người thứ ba.
- Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình, không được xác lập thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là đại diện cho người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. ( theo quy định tại khoản 4, 5 điều 144 BLDS 2005 ).
- Đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều chấm dứt đối với cá nhân khi việc ủy quyền không còn cần thiết hoặc việc ủy quyền không tiếp tục thực hiện được, như khi pháp nhân chấm dứt hoặc người đại diện, người được đại diện chết ( theo quy định tại điều 147, 148 BLDS 2005 ).
2. Khác nhau:
Sau đây là bảng phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền dựa theo những tiêu chí cơ bản:
Tiêu chí |
Đại diện theo pháp luật |
Đại diện theo ủy quyền |
Khái niệm |
Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. ( theo quy định tại điều 140 BLDS 2005 ) |
Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. ( theo quy định tại khoản 1 điều 142 BLDS 2005 ) |
Căn cứ xác lập quan hệ đại diện |
Được xác lập do quy định của pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. |
Được xác lập theo ủy quyền, theo thỏa thuận ý chí giữa người đại diện và người được đại diện. |
Người đại diện |
Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ( điều 141 BLDS 2005 ) |
Người đại diện không nhất thiết phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ( Khoản 2 điều 143 BLDS 2005 ) |
Hình thức đại diện |
- Hình thức đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định |
- Hình thức đại diện do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật có quy định về ủy quyền phải lập thành văn bản ( khoản 2 điều 143 BLDS 2005 ) - Hợp đồng có thể được giản đơn hay phức tạp. |
Phạm vi đại diện |
- Người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện được pháp luật thừa nhận, không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người được đại diện trừ trường hợp pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định khác ( Khoản 1 điều 144 BLDS 2005 ). - Phạm vi đại diện theo pháp luật rộng hơn phạm vi đại diện theo ủy quyền. |
- Phạm vi ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền ( khoản 3 điều 144 BLDS 2005 ), người đại diện theo ủy quyền chỉ được xác lập trong khuôn khổ, phạm vi đã được xác lập. - Ngoài ra người đại diện theo ủy quyền còn phải tuân theo nội dung giao dịch và thời hạn ủy quyền. |
Chấm dứt đại diện |
- Việc ủy quyền chấm dứt khi người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục hoặc khi người được đại diện chết. |
- Đại diện theo ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện ( điểm b khoản 2 điều 147 BLDS 2005 ) - Việc ủy quyền chấm dứt khi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. |
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
- So sánh về cầm cố và thế chấp
- Tư vấn về hợp đồng thuê nhà
- Tư vấn về hợp đồng vay tài sản
- Tư vấn về hợp đồng thuê tài sản
- Tư vấn về hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản
- Tài sản bảo đảm thực hiện hai nghĩa vụ
- Tư vấn về thay đổi tài sản bảo đảm
- Tư vấn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Người bán nhà không thực hiện nghĩa vụ giao nhà