Có được hưởng thừa kế khi đã ly hôn

co-duoc-huong-thua-ke-khi-da-ly-honCha mẹ tôi đã ly hôn năm 2004, khi cha mẹ ly hôn tôi yêu cầu được ở với bà nội, đến nay tôi và mẹ tôi vẫn ở với bà nội tôi, bố tôi ở nơi khác. Nhưng nay cha tôi dẫn vợ hai (không đăng ký kết hôn) và con trai về nhà bà nội tôi. Bà đã mất năm 2009, giờ chỉ còn mẹ tôi ở tại nhà bà nội. Bố tôi đuổi đánh mẹ tôi ra khỏi nhà.

 

Xin hỏi:

- Mẹ tôi có được tiếp tục ở nhà bà nội hay không? Có được hưởng quyền lợi gì không?

- Bố tôi có bị xử phạt gì với hành vi đánh mẹ tôi không? Mẹ tôi có được yêu cầu giám định hay không?

 

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Đối với trường hợp này của gia đình bạn tôi xin tư vấn như sau:

-Vấn đề dân sự

Đối với trường hợp của bạn có thể thấy bà Nội bạn mất không để lại di chúc chia tài sản đó cho ai vì vậy sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.

Do bạn không nói rõ nhà đang sống là nhà của bà nội bạn hay của bố mẹ bạn trước đây.

Thứ nhất: nếu nhà đó là tài sản riêng của Bà bạn thì mẹ bạn sẽ không có quyền thừa kế đối với ngôi nhà đó vì bố mẹ bạn đã ly hôn. Ngôi nhà đó là di sản thừa kế mà bố bạn và các con của bà nội bạn được hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…”

Như vậy mẹ của bạn không thuộc đối tượng được hưởng di sản thừa kế của bà nội bạn trong trường hợp này.

Thứ hai: nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của bố và mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân thì ngôi nhà mới được xác định là tài sản chung của vợ chồng, theo đó mẹ bạn mới có quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với 1/2 diện tích nhà và đất hiện đang ở. Có nghĩa là mẹ bạn có thể tiếp tục ở lại trên 1/2 diện tích nhà. Nếu có tranh chấp đối với việc sử dụng và định đoạt ngôi nhà, mẹ bạn có thể khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi có đất (trước khi khởi kiện, tranh chấp phải được hoà giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã).

- vấn đề hình sự:

Nếu bố bạn có hành vi đáng mẹ bạn mà 2 người đã ly hôn từ năm 2004 chấm dứt quan hệ vợ chồng. Vì vậy, nếu bố bạn có các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của mẹ bạn (đánh đập) thì mẹ bạn có thể làm đơn yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp theo quy định của pháp luật dân sự, hình sự và hành chính. Đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ do bố bạn gây ra thì mẹ bạn có quyền đi giám định tỉ lệ thương tật nếu tỷ lệ thương tích nhỏ hơn 11% thì bố bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây thương tích cho người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn công cộng với mức xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng về hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp cha bạn gây thương tích cho mẹ bạn mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung) thì bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

e) Có tổ chức

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm….

Tuy nhiên theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì những trường hợp cố ý gây thương tích quy định tại khoản 1 Điều 104 nói trên chỉ bị xử lý hình sự khi có yêu cầu của người bị hại. Có nghĩa là bố bạn chỉ bị xử lý về hình sự theo Điều 104 nếu có yêu cầu của mẹ bạn.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”