Tranh chấp chia tài sản đất đai
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Thưa luật sư, xin luật sư tư vấn giúp Em 1 chuyen ve viec tranh chap dat dai giua 3 em va cac bac'. bà nội em đã mất hồi em hoc lớp 6 tới nay. khi mất bà có để lại di chúc cho 1 minh ba em vì các cô và bác lúc còn sống nội em đã cho nhưng đều bàn hết cả. đến nay các bác thưa ba em đòi chia tài sản đất đó, với lý do chỉ là bà nội hứa cho nhưng không có bằng chứng..cho em hỏi có thể thưa ba em để chia tài sản đươc không ạ. còn hiệu lực để kiện không ạ!
vâng . cho em biết nếu ra tòa ba em có thể chuẩn bị những gì. ba em có thể lấy bằng chứng bán đất của họ vì ba em co quen những người ma họ đã bán đất ..em xin cám ơn luật sư
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Trước hết, liên quan đến một số thông tin bạn nêu chưa được rõ lắm:
- Bà nội bạn mất khi bạn học lớp 6 nhưng không biết hiện nay bạn học lớp mấy nên không xác định được thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết về tranh chấp thừa kế (theo luật quy định là 10 năm kề từ ngày mất của người để lại di sản).
- Bà bạn để lại di chúc cho bố bạn hay chỉ là "hứa" sẽ dẫn đến các trường hợp khác nhau. Nếu có di chúc thì bố bạn được hưởng di sản theo di chúc là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên, nếu chỉ là "hứa" thì chưa phải là di chúc và những người khác có cơ sở để tranh chấp (kết quả thế nào chưa thể khẳng định ngay được).
Như vậy, việc những người khác tranh chấp về thừa kế thì đó là quyền của họ được pháp luật cho phép còn kết quả như thế nào phụ thuộc vào quá trình giải quyết trên cơ sở chứng cứ, tài liệu có liên quan của mỗi bên. Thời hiệu để yêu cầu tòa án giải quyết là 10 năm kể từ ngày bà bạn mất (nếu không có trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định). Để chuẩn bị, bên bạn cần thu thập các chứng cứ chứng minh việc bố bạn sở hữu đất là hoàn toàn có căn cứ (ví dụ di chúc). Đối với việc những người khác được chia đất không phải là chứng cứ để khẳng định họ không còn quyền được chia đối với di sản khác, tuy nhiên nếu chứng minh được đất đó cũng không được cho (chia) một cách hợp pháp thì những diện tích này cũng có thể là đối tượng tranh chấp về quyền thừa kế.
- dịch vụ giải quyết tranh chấp đât đai
- giải quyết tranh chấp đất đai
- luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- tranh chấp đất đai
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn pháp luật
- tu van phap luat
- tư vấn tranh chấp đất đai
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thời gian xử lý của Tòa án về Tranh chấp ranh đất
- Tranh chấp đất bị trùng ranh
- Tranh chấp xác định ranh giới đất
- Quyền được cấp giấy chứng nhận và sử dụng đất khai hoang không giấy tờ
- Giấy mua nhà viết tay không công chứng thì có lấy được nhà không?
- Nhận chuyển nhượng 1 phần đất có được cấp GCN đầu tư?
- Có được làm sổ đỏ trên con đường đi đã lâu hay không?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà và tự làm thanh lý hợp đồng
- Tưu vấn khi làm hợp đồng cho thuê nhà không có giấy tờ
- Tranh chấp hợp đồng mua nhà nhưng không làm giấy tờ