Tranh chấp đất đai khi hợp có hợp đồng ủy quyền
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Cha mẹ tôi chết năm 1997 không để lại di chúc. Di sản cha mẹ để lại gồm 02 căn nhà, 01 cửa tiệm gần sông, anh tôi buôn bán một bên và tôi buôn bán một bên. Buổi tối tôi về nghỉ ở một căn nhà khác cùng cháu tôi (con của chị đã chết). Đến tháng 3/2000, anh tôi bắt đầu giành căn nhà tôi đang ở để bán vì cho rằng anh là con trai trưởng được hưởng di sản còn tôi là con gái không được hưởng. Tôi đã nhờ chính quyền can thiệp và đã hòa giải thành. Lần thứ hai vào tháng 8/2002, anh tôi không cho tôi buôn bán nữa và ném đồ đạt hàng quán của tôi, gây khó khăn cho tôi về cả vật chất và tinh thần. Một lần nữa tôi phải nhờ chính quyền can thiệp.
Tháng 9/2005, anh lại xui người em út ở TP.HCM đuổi tôi ra khỏi nhà và gọi người đến mua nhà. Trong cuộc hòa giải lần này, em tôi trình ra tờ ủy quyền của cha tôi để em tôi toàn quyền sử dụng căn nhà, có chứng nhận của chính quyền địa phương vào tháng 02/1992 (tôi hoàn toàn không biết việc cha tôi lập giấy ủy quyền này).
Vì không hiểu về pháp luật và không muốn anh em tranh chấp nên tôi ký biên bản hòa giải làm vách ngăn đôi căn nhà. Nhưng hôm sau anh tôi không cho tôi làm vách và tôi cũng đành không làm vách. Nay anh tôi lại có ý định bán nhà.
Xin cho tôi hỏi nay cha tôi đã chết thì tờ ủy quyền sử dụng căn nhà có còn hiệu lực không? Biên bản hòa giải ở xã có giá trị dùng làm văn bản phân chia di sản trong nội bộ gia đình được không? Nếu nó không có giá trị như vậy thì tôi có được hưởng di sản với tư cách đồng thừa kế không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Về vấn đề chấm dứt ủy quyền, tại Điều 147 Bộ luật dân sự quy định bên ủy quyền chết là một trong những trường hợp chấm dứt việc ủy quyền. Như vậy, kể từ thời điểm cha bạn chết, người em út không được toàn quyền sử dụng căn nhà của cha mẹ bạn nữa. Căn nhà trở thành di sản thừa kế của cha mẹ bạn.
Biên bản hòa giải vẫn có giá trị pháp lý trong việc phân chia di sản nếu những đồng thừa kế không còn tranh chấp. Tuy nhiên để đảm bảo thủ tục pháp lý thì những đồng thừa kế phải đến Phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản.
Nếu các anh chị em bạn không đồng ý thực hiện thủ tục khai nhận di sản cùng bạn tại Phòng công chứng thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có căn nhà tọa lạc để yêu cầu giải quyết tranh chấp di sản thừa kế. Mặc dù thời hiệu khởi kiện về thừa kế tính từ thời điểm mở thừa kế là năm 1997 đến nay đã hết, tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện quyền khởi kiện như đã nêu vì biên bản hòa giải tại UBND xã năm 2005 là cơ sở để xác định lại thời hiệu khởi kiện.
Do cha mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó, các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: ông bà nội, ngoại của bạn (nếu còn sống), bạn và các anh chị em của bạn sẽ được hưởng những phần bằng nhau. Nếu anh chị em nào chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha mẹ bạn thì con của người đó được hưởng thừa kế thế vị phần di sản mà người đó được hưởng (Điều 676 và Điều 677 Bộ luật dân sự).
Việc chia di sản thừa kế phải đảm bảo nguyên tắc “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” theo Điều 632 BLDS. Do đó, bạn cũng được hưởng di sản như những đồng thừa kế khác, anh bạn không có quyền cho rằng mình là con trai trưởng sẽ được hưởng di sản còn bạn là con gái sẽ không được.
Thông qua câu chuyện của gia đình thính giả Huỳnh Ngọc Lợi chúng ta thấy không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, các thành viên trong gia đình cần đoàn kết, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với nhau.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dich vu nha dat
- dịch vụ tách sổ đỏ
- giải quy thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
- giải quyết tranh chấp đất đai
- giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
- luat s utu van tranh chap nha dat
- luật sư giải quyết tranh chấp đất đaitư vấn tranh chấp đất đai thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- tranh chap dat dai co yeu to nuoc ngoai
- tranh chap dat thua ke
- tranh chap quyen dung dat
- tranh chấp quyền sử dụng đất
- tu van tranh chap dat dai
- tu van tranh chap quyen su dung dat
- đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thời hạn uỷ quyền nhà đất
- Định đoạt đất là sử dụng đất là tài sản chung
- Chuyển nhượng hợp đồng mua nhà trên giấy
- Chủ nhà đơn phương chấm dứt đồng cho thuê có phải bồi thường
- Công chứng hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng QSDĐ sau đó lại thế chấp tài sản đó tại ngân hàng
- Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc phải bồi thường như thế nào ?
- Đòi lại tiền đã đặt cọc khi hợp đồng không được giao kết
- Viết giấy đặt cọc nhưng không có nội dung về việc phạt vi phạm đặt cọc
- Thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
- Khoản phạt khi vi phạm hợp đồng đặt cọc mua bán nhà