Phân loại hợp đồng dân sự
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hợp đồng dân sự được coi như bằng chứng ghi nhận quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Hợp đồng dân sự có sự đa dạng, phong phú vì vậy tùy thuộc vào những dấu hiệu đặc trưng để phân loại hợp đồng theo từng nhóm khác nhau.
1. Phân loại theo hình thức:
Dựa theo hình thức của hợp đồng thì hợp đồng dân sự được phân thành:
+ Hợp đồng miệng: dựa theo sự tin tưởng lẫn nhau, hợp đồng được thỏa thuận thông qua lời nói của các bên chủ thể.
+ Hợp đồng bằng văn bản: là hợp đồng được các bên thỏa thuận các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ rồi lập thành văn bản.
+ Hợp đồng có công chứng, chứng nhận: là hợp đồng bằng văn bản được đưa đến cơ quan có thẩm quyền để công chứng, chứng thực.
+ Hợp đồng mẫu,....
2. Phân loại theo mối quan hệ các bên:
Nếu dựa theo mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên chủ thể thì hợp đồng được phân thành hai loại:
+ Hợp đồng song vụ: theo quy định tại khoản 1 điều 406 BLDS 2005, hợp đồng song vụ là hợp đồng các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Nghĩa là mỗi bên chủ thể là người vừa có quyền vừa có nghĩa vụ dân sự, quyền của bên này sẽ có sự tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì vậy, hợp đồng song vụ khi được lập dưới hình thức văn bản thì cần lập thành nhiều văn bản tương ứng với mỗi bên chủ thể.
+ Hợp đồng đơn vụ: Là những hợp đồng mà trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền mà không phải thực hiện nghĩa vụ.
3. Phân loại theo sự phụ thuộc lẫn nhau:
Nếu dựa theo sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì chúng ta phân hợp đồng thành hai loại:
+ Hợp đồng chính: theo quy định tại khoản 3 điều 406 BLDS 2005 quy định: " Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng khác ". Vì vậy, khi hợp đồng chính đáp ứng đầy đủ điều kiện do pháp luật quy định thì đương nhiên pháp sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.
+ Hợp đồng phụ: theo quy định tại khoản 4 điều 406 BLDS 2005: " Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính". Trong trường hợp hợp đồng phụ được lập ra phù hợp với quy định của pháp luật nhưng hợp đồng chính không có hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng không có hiệu lực.
4. Phân loại theo lợi ích:
Nếu phụ thuộc vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể thì hợp đồng được phân thành 2 loại:
+ Hợp đồng có đền bù: Là loại hợp đồng mà mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng.
+ Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao ra một lợi ích tương ứng.
5. Phân loại theo thời điểm phát sinh hiệu lực:
Nếu dựa theo thời điểm phát sinh hiệu lực thì hợp đồng dân sự được phân thành hai nhóm:
+ Hợp đồng ưng thuận: Là những hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong với nhau về nội dung chủ yếu của hợp đồng.
+ Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
Mỗi loại hợp đồng có ưu, nhược điểm tương ứng cũng như phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Lựa chọn loại hợp đồng phù hợp, hợp pháp sẽ góp phần đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên chủ thể.
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân
- Tư vấn bồi thường thiệt hại do công chức gây ra
- Tư vấn về hợp đồng vận chuyển hành khách
- Các trường hợp chấm dứt tư cách pháp nhân
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Tư vấn về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa
- Tư vấn chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản
- Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền
- Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
- So sánh về cầm cố và thế chấp