Quy định của pháp luật về giám hộ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Con người khi sinh ra đều có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ khi chưa trưởng thành đã mất cha, mẹ hoặc đối với những người không có nhận thức, không có năng lực hành vi dân sự thì những quyền trên không được thực hiện toàn vẹn. Để đảm bảo cho những đối tượng trên được hưởng những quyền lợi vốn có, pháp luật đã quy định về người giám hộ. Nội dung cụ thể về người giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 như sau:
1. Khái niệm:
- Khái niệm về giám hộ được quy định tại khoản 1 điều 58 BLDS 2005:
"1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)."
- Theo khoản 1 điều 58 BLDS 2005 thì đối tượng được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.
- Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật dân sự.
2. Điều kiện để cá nhân làm người giám hộ và giám sát việc giám hộ:
Để một cá nhân làm người giám hộ thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại điều 60 BLDS 2005 như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Sau khi chọn được người giám hộ phù hợp, đáp ứng các điều kiện trên, để đảm bảo người giám hộ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với người được giám hộ thì cần một người thực hiện việc giám sát giám hộ. Giám sát việc giám hộ được pháp luật quy định tại điều 59 BLDS 2005 như sau:
- Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.
- Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.
- Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Người giám hộ đương nhiên:
Trong những người thực hiện việc giám hộ, có những người được địa phương cử thông qua các thủ tục và chọn lựa phức tạp cũng có những người có quan hệ ruột thịt với người được giám hộ và đương nhiên đảm nhận việc giám hộ. Những người có quan hệ ruột thịt đương nhiên đảm nhận việc giám hộ được gọi là giám hộ đương nhiên. Giám hộ đương nhiên được pháp luật quy định như sau:
Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
4. Thủ tục cử người giám hộ:
Cử người giám hộ được thực hiện theo các thủ tục nhất định. Thủ tục cử người giám hộ được quy định tại điều 64 BLDS 2005:
"1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ."
Người giám hộ có vai trò và trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc sinh sống, phát triển cũng như thực hiện quyền lợi của người được giám hộ.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn trường hợp tuyên bố cá nhân chết
- Phân loại hợp đồng dân sự
- Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân
- Tư vấn bồi thường thiệt hại do công chức gây ra
- Tư vấn về hợp đồng vận chuyển hành khách
- Các trường hợp chấm dứt tư cách pháp nhân
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Tư vấn về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa
- Tư vấn chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản
- Đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền