Đình công bất hợp pháp

dinh-cong-bat-hop-phapĐình công là một trong những phương thức tập thể lao động sử dụng để nhận được quyền lợi phù hợp với yêu cầu chung của tập thể. Đôi khi tập thể lao động, do không nắm được quy định của pháp luật đã gây ra những cuộc đình công trái quy định của pháp luật. Nhằm đảm bảo tập thể lao động xác định được cuộc đình công của mình là hợp pháp hay không, pháp luật đã có quy định về các trường hợp đình công bất hợp pháp và hình thức xử lý khi xảy ra đình công bất hợp pháp.

 

 1 Các trường hợp đình công bất hợp pháp:

   Tại điều 215 Bộ Luât lao động 2012 có quy định về các trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: theo quy định tại khoản 2 điều 209 BLLĐ 2012, đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động về lợi ích. Với trường hợp đình công không phải vì trnah chấp lao động về lợi ích đã vi phạm quy định của pháp luật.

- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công: đình công là hoạt động của tập thể lao động, tập thể lao động đó phải cùng làm việc cho một người sử dụng lao động, tiến hành đình công vì lợi ích chung của tập thể.

- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của BLLĐ 2012: đình công là phương thức cuối cùng mà tập thể lao động sử dụng nhằm yêu cầu quyền lợi của mình, và trước khi xảy ra đình công, hai bên chủ thể phải tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành theo quy định tại khoản 3 điều 206 BLLĐ 2012 thì tập thể lao động mới có thể thực hiện đình công.

- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định: có một sô doanh nghiệp không được đình công nhằm tránh ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, nếu doanh nghiệp tiến hành đình công là vi phạm quy định của pháp luật.

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công: Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công mà tập thể lao động vẫn tiến hành đình công thì trường hợp đình công này đã vi phạm kỷ luật lao động và được xử lý theo quy định.

2. Xử lý vi phạm:

   Pháp luật có quy định về xử lý vi phạm khi đình công bất hợp pháp, được quy định cụ thể tại điều 233 BLLĐ 2012:

"1. Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

Ngoài ra, tại điều 36, Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp:

"1. Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, bao gồm:

a) Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);

b) Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.

2. Người sử dụng lao động có văn bản yêu cầu tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại. Văn bản yêu cầu có một số nội dung chủ yếu sau:

a) Giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Giá trị yêu cầu bồi thường;

c) Thời hạn bồi thường.

3. Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định.

Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người sử dụng lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị người sử dụng lao động tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý.

Sau khi thương lượng, nếu thống nhất, hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.".

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN