Quyền và nghĩa vụ của công đoàn trong quan hệ lao động

quyen-va-nghia-vu-cua-cong-doan-trong-quan-he-lao-dongCông đoàn là tổ chức đại diện cho của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, có mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Ngoài ra, với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội, công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;

tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với vai trò quan trọng của công đoàn với người lao động nói riêng và nhà nước nói chung, công đoàn có những quyền lợi và trách nhiệm nhất định, những quyền lợi và trách nhiệm của công đoàn được quy định trong Luật công đoàn 2012. Trong nhiều lĩnh vực, quyền và trách nhiệm của công đoàn đan xen nhau, không thể tách rời, đôi khi quyền cũng đồng thời là trách nhiệm, là nghĩa vụ của công đoàn. Vì vậy, theo quy định tại Luật Công đoàn 2012, Công đoàn có quyền, trách nhiệm như sau:

1. Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động:

       Tại điều 10 Luật Công đoàn 2012 có quy định về vấn đề đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động:

- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

2. Quyền và trách nhiệm của công đoàn khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:

       Với vai trò là một tổ chức chính trị - xã hội, Công đoàn có thể tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, quyền và trách nhiệm của công đoàn khi tham gia quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội được quy định tại điều 11 Luật Công đoàn 2012:

- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.

- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

3. Quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong vai trò là một tổ chức chính trị:

       Công đoàn với vai trò là một tổ chức chính trị thì sẽ có những quyền và trách nhiệm nhất định, quyền và trách nhiệm đó được quy định cụ thể tại điều 12, 13, 14 Luật công đoàn 2012:

* Tại điều 12 quy định công đoàn có quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật, cụ thể:

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

* Công đoàn có quyền tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị, quy định cụ thể điều 13:

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

* Tại điều 14 quy định về quyền và trách nhiệm tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:

- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;

+ Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

+ Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.

4. Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động:

       Ngoài việc đại diện cho người lao động trong quan hệ với người sử dụng lao động và nhà nước, thì công đoàn còn có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động đi theo chiều hướng tích cực, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Vấn đề này quy định tại điều 15 Luật công đoàn 2012:

- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

5. Quyền và trách nhiệm của công đoàn khi phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở:

       Công đoàn là một tổ chức, có quyền kết nạp thành viên và mở rộng tổ chức, vấn đề này quy định tại điều 16 Luật công đoàn 2012:

- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

6.Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:

       Để đảm bảo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động cũng như thực hiện tốt vai trò đại diện người lao động trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động và nhà nước, công đoàn phải có sự phân cấp, chia nhỏ. Tuy nhiên, với trường hợp cơ quan, tổ chức, doah nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu. ( theo quy định tại điều 17 Luật công đoàn 2012 ).

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN