So sánh tranh chấp lao động về quyền và lợi ích

so-sanh-tranh-chap-lao-dong-ve-quyen-va-loi-ichTrong quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động hoặc tập thể lao động đôi khi xuất hiện mâu thuẫn. Mẫu thuẫn đó nếu không thể giải quyết sẽ làm phát sinh tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động nói chung được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tùy thuộc vào mục đích tranh chấp, chúng ta có thể xác định được tranh chấp lao động đó là tranh chấp lao động về quyền hay tranh chấp lao động về lợi ích. Sau đây là bài viết so sánh giữa hai hình thức đặc trưng của tranh chấp lao động.

1. Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích:

       Với bản chất là 2 hình thức của tranh chấp lao động, tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích có những điểm giống nhau cơ bản:

- Hai loại tranh chấp lao động trên đều là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

- Tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích đều phát sinh và tồn tại gắn liền với quan hệ lao động.

- Với bản chất là tranh chấp lao động tập thể, tập thể lao động tham gia tranh chấp đều là những người có mục đích chung, đòi hỏi quyền lợi chung.

2. Sự khác nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích:

 Tiêu chí phân biệt

  Tranh chấp lao động về quyền

  Tranh chấp lao động về nghĩa vụ

 

   Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác. (  khoản 8, điều 3 Bộ luật Lao động 2012 )

  Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động ( khoản 9 điều 3 Bộ luật Lao động 2012 )

  Nguyên nhân phát sinh

 Tranh chấp lao động về quyền phát sinh khi người sử dụng lao động có sự vi phạm đến quyền của tập thể lao động ( quyền đó được quy định trong  pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế, thỏa thuận có sẵn )

  Tranh chấp lao động về lợi ích phát sinh do nhu cầu của hiện tại khi những thỏa thuận cũ không còn thỏa mãn nhu cầu về lợi ích ở hiện tại

  Chủ thể làm phát sinh

  Do sự vi phạm của người sử dụng lao động

 Do nhu cầu về lợi ích từ phía người sử dụng lao động

  Nội dung tranh chấp

  Nội dung của tranh chấp lao động về quyền là tranh chấp về các quy định đã có, tập thể lao động yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định trong pháp luật, nội quy, thỏa ước lao động tập thể, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác.  

  Nội dung của tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp về các quy định chưa có. Tập thể lao động yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung thêm các quy định về quyền của người lao động.

  Sự vi phạm trong tranh chấp lao động

 Trong tranh chấp lao động về quyền có sự vi phạm các quy định trong pháp luật, nội quy, thỏa ước lao động, quy chế và thỏa thuận có sẵn,..của người sử dụng lao động

  Không có sự vi phạm

  Thẩm quyền giải quyết

 -Tòa án nhân dân

 - Đưa ra phán quyết đung - sai

 - Hội đồng trọng tài

 - Hòa giải hai bên và tổ chức cho hai bên tiến hành thương lượng

  Kết quả 

  Sau khi tranh chấp được giải quyết sẽ có kết quả rõ ràng, dưới dạng phán quyết của Tòa án

  Sau khi hòa giải, thương lượng, nếu hai bên đồng ý với kết quả thương lượng thì Hội đồng trọng tài sẽ có quyết định công nhận thương lượng

Từ những so sánh trên có thể thấy rõ sự những điểm giống và khác nhau giữa tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Khi tranh chấp xảy ra, chúng ta có thể dựa vào sự so sánh trên để xác định loại tranh chấp và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.