Ghi tên đồng thừa kế trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bố mẹ tôi mất có để lại di sản thừa kế là: quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Bố mẹ tôi có 3 người con. Chúng tôi thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế mà cùng đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà và chủ sử dụng mảnh đất đó đã có văn bản khai nhận di sản thừa kế được công chứng tại Phòng công chứng và nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Phòng Tài nguyên và môi trường quận nhưng Phòng Tài nguyên và môi trường quận trả lời miệng rằng: căn cứ vào Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 thì việc cùng đứng tên như vậy là không được vì chưa phân chia di sản; luật chỉ cho phép 1 trong 3 đồng sở hữu đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vậy, Phòng Tài nguyên và môi trường quận cho rẳng phải cử một người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng hay sai? Trong trường hợp chỉ 1 người đại diện đứng tên thì chúng tôi phải đến cơ quan nào để lập Văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế để 1 người đại diện đứng tên?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
1. Phòng Tài nguyên và môi trường quận cho rằng các đồng thừa kế chưa phân chia di sản thừa kế
Phòng Tài nguyên cho rằng gia đình bạn chưa phân chia di sản là không đúng. Vì ba đồng thừa kế đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế bằng việc lập Văn bản khai nhận di sản tại Phòng công chứng. Theo Điều 50 Luật Công chứng 2006: “Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản”.
Như vậy, trường hợp của bạn, ba đồng thừa kế cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó (mỗi người được bao nhiêu mét vuông…) mà sẽ trở thành đồng chủ sở hữu/sử dụng của tài sản nên đã lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 50 Luật Công chứng là hoàn toàn phù hợp.
2. Xét yêu cầu của Phòng Tài nguyên và môi trường yêu cầu các đồng thừa kế có văn bản thỏa thuận để một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chưa hợp lý vì:
Phòng Tài nguyên và môi trường viện dẫn cơ sở pháp lý của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT là chưa hợp lý vì Phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận); thể hiện nội dung trên Giấy chứng nhận và đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận.
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009: “Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà khi cấp Giấy chứng nhận chưa phân chia thừa kế cho từng người thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế. Việc cử người đại diện ghi tên vào Giấy chứng nhận phải bằng văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật). Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”. Tuy nhiên, điều luật này chỉ áp dụng đối với trường hợp di sản do người chết để lại chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Do tài sản chưa có giấy chứng nhận nên các đồng thừa kế chưa tiến hành được thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật tại cơ quan công chứng (theo Điều 106 Luật Đất đai và Điều 91 Luật Nhà ở). Do đó, các đồng thừa kế phải làm thỏa thuận về việc cử người đứng tên để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; sau đó mới tiến hành các thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tài sản do bố mẹ bạn để lại đã được cấp giấy chứng nhận và các đồng thừa kế đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế nên không phải tiến hành việc cử người đứng tên đại diện theo yêu cầu của Phòng Tài nguyên và môi trường.
Khi lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế, ba đồng thừa kế đã cùng thỏa thuận không phân chia di sản thừa kế mà cùng đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà và chủ sử dụng mảnh đất đó. Do vậy khi làm thủ tục đăng ký sang tên thì cả ba người đều được đứng tên trên giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp và cả ba người đều có quyền lợi ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất đó.
3. Trong trường hợp chỉ cử một người đại diện đứng tên thì phải đến cơ quan nào để lập Văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế để một người đại diện đứng tên?
Các đồng thừa kế sẽ lập Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế tại tổ chức công chứng (phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng). Nội dung văn bản cần nêu rõ: Thông tin của các đồng thừa kế; thông tin về người để lại di sản, di sản thừa kế; nội dung thỏa thuận về việc cử người tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận và đứng tên đại diện trên Giấy chứng nhận… Thủ tục công chứng văn bản này được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Công chứng 2006.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Hưởng di sản thừa kế theo di chúc
- Di chuc chung vợ chồng nhưng vợ vẫn còn sống
- Khai nhận di sản thừa kế từ chối nhận di sản
- Chia thừa kế hay chia tài sản chung
- Chuyển người thừa kế
- Có được hưởng thừa kế khi đã ly hôn
- Di chúc hợp pháp hay không
- Tư vấn di chúc có người làm chứng
- Giấy để lại di sản thừa kế viết tay
- Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất