Tư vấn giao dịch về nhà ở

tu-van-giao-dich-ve-nha-oGia đình tôi có mẹ và 5 anh chị em. Khi anh trai tôi vay vốn ngân hàng, gia đình tôi đã làm công chứng cho tặng tài sản là ngôi nhà chúng tôi đang ở, và anh đã tự ý sang tên mình trên giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà. Nay anh không còn khả năng trả nợ và phải bán nhà (trị giá 9 tỷ), trong khi đó anh tôi vay ngân hàng khoảng 6 tỷ. Phần chênh lệch anh tôi có ý định chiếm đoạt . Rất mong được hướng dẫn thủ tục để ngăn chặn được việc là của anh tôi tại phòng công chứng, ngân hàng để gia đình chúng tôi khỏi bị thiệt hại.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Đối với trường hợp của gia đình bạn, có thể thấy anh trai bạn đã được tặng ngôi nhà mà gia đình bạn đang sinh sống và đã làm các thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 21 Luật nhà ở thì anh trai bạn có toàn quyền đối với ngôi nhà như : “ 1. Chiếm hữu đối với nhà ở.

2. Sử dụng nhà ở.

3. Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.

4. Bảo trì, cải tạo, phá dỡ hoặc xây dựng lại nhà ở và sử dụng không gian của nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc và các quy định của pháp luật có liên quan….”

Tuy nhiên do bạn không nói rõ là hợp đồng tặng cho nhà của gia đình bạn cho anh bạn là hợp đồng tặng cho có điều kiện hay không có điều kiện. vì vậy tôi sẽ chia thành 2 trường hợp

- Nếu hợp đồng tặng cho của gia đình bạn là hợp đồng tặng cho không có điều kiện thì anh bạn có toàn quyền sử lý đối với ngôi nhà mà gia đình bạn sẽ không được lấy lại bất cứ thứ gì.

- Nếu hợp đồng tặng cho của gia đình bạn như bạn trình bày chỉ với mục đích để giúp anh bạn có tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng thì gia đình bạn có thể lấy lại bằng cách đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với ngôi nhà. Trường hợp này khá phức tạp và rắc rối.

Còn đối với thủ tục ngăn chặn thì ki đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì bạn có thể yêu cầu cơ quan đó làm thủ tục ngăn chặn việc anh bạn thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đó. Trong thời gian chờ đợi thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu ngăn chặn đến các tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi có đất (để ngăn chặn việc anh bạn chuyển dịch tài sản) và các cơ quan có thẩm quyền như văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có đất, ngân hàng nơi anh bạn đang vay tiền… Nhưng bạn nên lưu ý: thông tin mà bạn gửi đến chỉ có tư cách là thông tin tham khảo để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, cân nhắc khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của anh bạn (vì tài sản đứng tên anh bạn nên việc chuyển dịch tài sản đó là quyền hợp pháp của anh bạn). Việc gửi công văn ngăn chặn chỉ được gửi bởi cơ quan có thẩm quyền như: Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất…

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”