Tặng cho quyền sử dụng đất cho các con
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bố mẹ tôi có 6 người con. Năm 2009, Bố mẹ tôi lập di chúc để lại quyền sử dụng đất cho 02 người con (Tôi và anh trai tôi) nhưng không được chính quyền địa phương xác nhận vì thời gian đó khu đất còn trong diện quy hoạch. Vì vậy tôi đã giữ nguyên hồ sơ và các anh em trong gia đình đều đồng ý và ký tên. Nay cha mẹ tôi đã qua tuổi 80 thì được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tôi quyết định chuyển quyền sử dụng đất sang cho em tôi nhưng bố tôi không đồng ý ký tên với lý do có 03 anh em khác không đồng ý nhưng mẹ tôi hoàn toàn đồng ý. Vậy xin hỏi tôi phải làm thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Trong tình huống này, chúng tôi không xét di chúc của cha mẹ bạn là hợp pháp hay không. Vì bố mẹ vẫn còn sống nên bố mẹ bạn vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Theo quy định pháp luật: Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ (Điều 662 Bộ luật Dân sự).
Hiện nay, mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bố mẹ bạn có toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất, bao gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Bố mẹ bạn có quyền định đoạt tài sản cho người khác bằng nhiều hình thức như chuyển nhượng, tặng cho hoặc lập di chúc. Việc định đoạt là hoàn toàn tự nguyện, không ai có quyền lừa dối, ép buộc cha mẹ bạn.
Như vậy, khi thực hiện quyền của chủ sử dụng đất, bố mẹ bạn có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trên cơ sở không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Quyết định của bố mẹ bạn phải được chủ thể khác, trong đó có các anh em bạn tôn trọng và thực hiện.
Mảnh đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ do đó mảnh đất này là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng nên bố và mẹ bạn có quyền ngang nhau đối với việc định đoạt mảnh đất đó: tặng cho, chuyển nhượng,…. Bố bạn không đồng ý tặng cho quyền sử dụng đất cho em bạn nhưng mẹ bạn lại đồng ý thì cũng không thể tặng cho quyền sử dụng đất cho em trai bạn được vì theo quy định của pháp luật tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng nên phải có sự đồng ý của bố và mẹ bạn thì mới chuyển được quyền sử dụng đất cho em bạn. Nên anh em bạn phải bàn bạc với bố mẹ bạn trên cơ sở tình cảm và sự đồng thuận nhất trí của cả gia đình.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- dịch vụ hợp thức hoá nhà đất
- dịch vụ làm sổ đỏ
- dich vu nha dat
- dịch vụ tách sổ đỏ
- giải quy thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
- giải quyết tranh chấp đất đai
- giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
- luat s utu van tranh chap nha dat
- luật sư giải quyết tranh chấp đất đaitư vấn tranh chấp đất đai thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- tranh chap dat dai co yeu to nuoc ngoai
- tranh chap dat thua ke
- tranh chap quyen dung dat
- tranh chấp quyền sử dụng đất
- tu van tranh chap dat dai
- tu van tranh chap quyen su dung dat
- đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tài sản trong thời kỳ tạo lập hôn nhân
- Đất có được coi là tài sản chung
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ năm 1990
- Tư vấn giao dịch về nhà ở
- Lấy lại giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà đã mua
- Tặng cho quyền sử dụng đất dùng để thờ cúng có được lấy lại
- Tặng riêng quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất
- Tư vấn đất bị thu hồi