Tư vấn hưởng lương và tiền thưởng trong thời gian thai sản
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Xin chào luật sư! Tôi là nhân viên công ty X, hiện đang có thai 6 tháng. Vậy tôi muốn luật sư tư vấn trong trường hợp của tôi thì được nghỉ thai sản bao nhiêu tháng? Trong thời gian nghỉ tôi có được hưởng tiền lương và tiền thưởng không? Tôi xin cảm ơn luật sư!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy đhịnh về nghỉ thai sản như sau:
" 1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Bên cạnh đó, Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
" 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này."
2. Áp dụng tình huống:
Dựa vào những căn cứ pháp lý nêu trên, cùng với thông tin bạn nêu ra, chúng tôi xin phân tích tình huống của bạn như sau:
+ Trước hết, bạn được nghỉ thai sản 6 tháng, nếu thai của bạn là thai đôi trở lên, từ con thứ 2 trở đi bạn được nghỉ thêm 1 tháng. Tuy nhiên, thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
+ Quyền lợi bạn được hưởng khi nghỉ thai sản:
Thứ nhất, bạn được hưởng thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tức là bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn đóng bảo hiểm chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, nếu hợp đồng lao động của bạn có quy định về quyền lợi bạn được nghỉ khi hưởng thêm khi nghỉ thai sản, ngoài bảo hiểm xã hội trên, bạn được nhận trợ cấp như trong hợp đồng quy định.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết tranh chấp lao động
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luật sư tư vấn luật lao động
- trợ cấp thôi việc
- tư vấn luật
- tư vấn luật bảo hiểm
- tư vấn luật chế độ thai sản
- tư vấn luật lao động
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Trợ cấp sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Công ty giữ bằng cấp của người lao động
- Tư vấn bồi thường chi phí đào tạo
- Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Chuyển người lao động sang làm công việc khác
- Công ty chậm trả lương cho người lao động
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- Chấm dứt hợp đồng khi NLĐ không hoàn thành công việc
- Sa thải trái pháp luật,cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp