Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

dua-nguoi-lao-dong-lam-viec-tai-nuoc-ngoai-theo-hop-dongHiện nay, khi đất nước trong giai đoạn từng bước phát triển, vấn đề thiếu việc làm chưa được cải thiện thì hiện tượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không còn xa lạ gì với chúng ta.

Để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tính hợp pháp khi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, pháp luật có quy định cụ thể về nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài và các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

     Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được pháp luật quy định tại điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, có nội dung cụ thể như sau:

- Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài: người lao động có nhu cầu làm việc tại nước ngoài kí kết các hợp đồng liên quan với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Tuyển chọn lao động: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp tuyển chọn lao động phù hợp ( về độ tuổi, khả năng lao động,nhu cầu công việc, ngành nghề lao động,..)

- Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp tổ chức dạy nghề, ngoại ngữ cũng như bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

- Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Sau khi thực hiện những nội dung trên, Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

- Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài: người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Nhà nước vẫn có thể thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động khi họ đi làm việc ở nước ngoài.

- Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:

     Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài được quy định tại điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, các hình thức đó cụ thể như sau:

- Người lao động kí kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Người lao động ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề: hơp đồng này, người lao động ký kết với người sử dụng lao động là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,...trong nước nơi người lao động đang làm việc.

- Hợp đồng cá nhân: người lao động chủ động giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, công ty, tổ chức ở nước ngoài ( hoạt động giao kết này phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, không trái với quy định của pháp luật nước sở tại ).

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN