Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Xin chào luật sư! Mong luật sư tư vấn cho trường hợp của tôi: Tôi làm việc tại phòng hành chính của công ty A từ ngày 10/10/2014. Đến ngày 1/6/2015, công ty A sáp nhập cùng Tổng công ty B, tôi được công ty chuyển đến phòng Marketting với mức lương như cũ.
Mặc dù thấy công việc mới không phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của mình nhưng vì không còn công việc nào khác nên tôi đã đồng ý kí vào biên bản thay đổi hợp đồng. Tuy nhiên, sau một tuần làm việc, tôi nhận thấy không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc nên đã đề nghị Tổng công ty B giải quyết chế độ mất việc làm cho tôi. Tuy nhiên tổng công ty không đồng ý. Tôi muốn hỏi, nếu bây giờ tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có gây ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tôi không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Theo quy định tại Khoản điều 45 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã: "Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động...." Ở đây, sau khi công ty A sáp nhập với Tổng công ty B. thì Tổng công ty B có đã tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật là " tiếp tục sử dụng số lao động hiện có" và công ty đã sắp xếp công việc cho bạn. Và tuy rằng công việc bạn được nhận không phải là công việc ban đầu cũng như không phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của bạn thì vì không còn công việc khác nên bạn bạn vẫn chấp nhận ký vào biên bản thay đổi hợp đồng. Bây giờ khi cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu của công việc và xin công ty B giải quyết chế độ mất việc làm nhưng không được bạn đã có quyết định muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty. Theo quy định tại khoản 3 điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động: "Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này." Nghĩa là bạn không cần lý do cụ thể để đơn phương chấm dứt hợp đồng. Và để hành động đơn phương chấm dứt hợp đồng của bạn không vi phạm quy định của pháp luật thì bạn phải báo cho Tổng công ty B biết trước ít nhất là 45 ngày.
- Nếu vi phạm về thời gian báo trước, bạn sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, đồng thời phải chịu những nghĩa vụ quy định tại khoản 2 điều 43 Bộ Luật Lao đông 2012: "Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước."
- Nếu bạn thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng của bạn đúng theo quy định của pháp luật thì tùy thuộc vào thời gian bạn làm việc tại công ty và một số điều kiện khác, thì bạn có thể nhận trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc. Xét trong trường hợp của bạn, bạn làm việc tại công ty chưa đủ 12 tháng ( từ ngày 10/10/2014 đến ngày 1/6/2015 ) nên bạn chưa đủ điều kiện để được nhận trợ cấp thất nghiệp ( theo quy định tại khoản 2 điều 49 Luật việc làm 2013 :" Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này"), cũng như trợ cấp thôi việc ( theo quy định tại khoản 1 điều 48 Bộ Luật Lao động 2012: "....thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương"). Bạn sẽ có quyền yêu cầu bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014: "Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội." Ngoài ra theo Khoản 3 Điều 47 Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: “ Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.” Như vậy khi chấm dứt hợp đồng với bạn, công ty còn phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty đã giữ lại của bạn.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết tranh chấp lao động
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luật sư tư vấn luật lao động
- trợ cấp thôi việc
- tư vấn luật
- tư vấn luật bảo hiểm
- tư vấn luật chế độ thai sản
- tư vấn luật lao động
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn sai phạm trong quá trình tuyển dụng
- Tư vấn luật lao động cho người giúp việc nhà
- Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và lao động tập thể
- Phân biệt đơn phương chấm dứt hợp đồng với sa thải trong lao động
- Tư vấn chấm dứt hợp đồng khi sáp nhập công ty
- Thẩm quyển giải quyết khi người lao động không đồng ý với quyết định sa thải
- Điều kiện để đảm bảo tính hợp pháp của quyết định kỷ luật sa thải
- So sánh hình thức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể
- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Các thỏa thuận Hợp đồng lao động vô hiêu thường gặp