Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

don-phuong-cham-dut-hop-dong-hop-phap Đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể xem là một trong những quyền của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng là hợp pháp, Sau đây là một số trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và cách thức xử lý.

 

1.Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

* Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động bị coi là trái pháp luật trong trường hợp:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đơn phương chấm dứt hợp đồng khi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 37 Bộ Luật Lao động 2012.

- Người lao động ( cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ và công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ) khi đơn phương chấm dứt hợp đồng không báo trước cho người sử dụng lao động theo thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 ( không kể đến trường hợp người lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền được quy định tại điểm e khoản 1 điều 38 và điều 156 Bộ Luật Lao động 2012 )

* Nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

       Tại điều 43 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động và hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, cụ thể như sau:

- Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc ngay cả khi thỏa mãn điều kiện đi làm đủ thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Đồng thời, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động vi phạm về thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động làm vi phạm hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết trước đó, người lao động phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại chi phí đào tạo đó theo quy định tại điều 62 Bộ luật Lao động 2012.

2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

* Hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động bị coi là trái pháp luật trong trường hợp:

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 38 Bộ Luật lao động 2012.

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà vi phạm vào 1 trong các trường hợp thuộc điều 39 BLLĐ 2012 quy định về những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, cụ thể các trường hợp là:

+ Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của BLLĐ 2012.

+ Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

+ Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của BLLĐ 2012.

+ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

* Nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

       Tại điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động và hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, cụ thể như sau:

- Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường các khoản tiền tương ứng với thiệt hại phát sinh.

- Trường hợp người lao động đồng ý tiếp tục công việc, người sử dụng lao động phải trả tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và tiền bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc (sau đây gọi tắt là tiền lương và tiền bảo hiểm) cùng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc, ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải bồi thường tiền lương, tiền bảo hiểm và trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định luật định.

- Nếu công việc hoặc vị trí được giao kết trong hợp đồng lao động đã không còn, người sử dụng lao động sẽ phải bồi thường tiền lương và tiền bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động phải thương lượng với người lao động để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và được sự đồng ý của người lao động (bắt buộc), người sử dụng lao động sẽ bồi thường số tiền tương tự như trường hợp người lao động không đồng ý tiếp tục công việc nêu trên, ngoài ra người sử dụng lao động phải bồi thường thêm một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động bị vi phạm.

- Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường cho người lao động khoản tiền lương tương ứng với những ngày không được báo trước.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN