Thời gian thử việc của người lao động

thoi-gian-thu-viec-cua-nguoi-lao-dongNhư chúng ta đã biết, thử việc là một giai đoạn quan trọng nhằm xác định được năng lực của người lao động có phù hợp với công việc hay không. Việc yêu cầu người lao động thử việc trong một thời gian trước khi kí hợp đồng là một trong những quyền lợi của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên để tránh trường hợp người sử dụng lao động lạm dụng quyền lợi đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, nhà nước đã có những quy định cụ thể về vấn đề thời gian thử việc trong Bộ luật lao động 2012.

1. Thời gian thử việc.

Tại điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về thời gian thử việc như sau:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Người sử dụng lao động căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, cho người lao động thử việc một lần đối với một công việc và tùy theo yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì thời gian thử việc sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:

- Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

- Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kĩ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

- Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với công việc khác.

2. Thông báo kết quả về việc làm thử.

Theo quy định tại điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết về kết quả thử việc cụ thể là:

- Đối với trường hợp cần trình độ chuyên môn, kĩ thuật ( 2 trường hợp thuộc khoản 1, khoản 2 điều 27 Bộ luật lao động 2012 ) thì trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả của công việc làm thử, trong trường hợp người lao động thử việc đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thực hiện việc giao kết hợp đồng với người lao động.

- Đối với trường hợp thử việc đối với công việc khác ( trường hợp quy định tại khoản 3 điều 27 Bộ luật lao động 2012 ) khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả thử việc, trong trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải thực hiện ngay việc giao kết hợp đồng với người lao động.

3. Kết thúc thời gian thử việc.

Nội dung của vấn đề kết thúc thời gian thử việc được quy định tại điều 29 Bộ luật lao động 2012 cụ thể như sau:

“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Ngoài ra, khi kết thúc thời gian thử việc mà người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cũng như không kí kết hợp đồng với người lao động mà vẫn để người lao động tiếp tục làm việc thì hợp đồng lao động đương nhiên được xác lập nói cách khác, tại trường hợp này, có thể coi như người sử dụng lao lao động và người lao động đã giao kết hợp đồng không xác định thời hạn.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN