So sánh hình thức đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể là hai hình thức của thỏa ước lao động tập thể đều có mục đích xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động. Hai hình thức này xuất hiện điển hình trong các doanh nghiệp và được coi là hình thức trao đổi thông tin, trao đổi điều kiện về quyền lợi trong hòa bình.
Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh công việc và mục đích trao đổi mà người lao động và người sử dụng lao động sẽ lựa chọn hình thức khác nhau. Sau đây chúng sẽ đưa ra so sánh giữa hai hình thức này.
1. Những điểm giống nhau:
Vì đều là hình thức của thỏa ước lao động nên thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc sẽ mang những điểm giống nhau:
- Thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc đều có mục đích xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định giữa các chủ thể trong quan hệ lao động.
- Hai hình thức này đều thuộc hình thức đối thoại xã hội, là hình thức đối thoại song phương. Các bên chủ thể có thể tăng cường hiểu biết với nhau qua hai hình thức này.
- Thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc đều có thể diễn ra ngay tại nơi làm việc.
2. Những điểm khác nhau:
Đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể có sự khác nhau trong các phương diện như: phạm vi, mục đích, nội dung,...Những điểm khác nhau này cụ thể như sau:
Nội dung phân biệt |
Đối thoại tại nơi làm việc |
Thương lượng tập thể |
Khái niệm |
là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin tăng cường sự hiểu biết giữa người lao động và người sử dụng lao động để đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở ( theo quy định tại khoản 2 điều 63 BLLĐ 2012 ) |
Là quá trình thảo luận giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm đạt được một thỏa thuận chung về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động |
Chủ thể |
Người sử dụng lao động và người lao động ( trao đổi trưc tiếp ) hoặc người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động ( trao đổi gián tiếp ) |
Người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động |
Phạm vi tiến hành |
Trong phạm vi của doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động |
Trong phạm vi doanh nghiệp hoặc trong phạm vi ngành ( rộng hơn ) |
Mục đích |
Mục đích chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc. |
- Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; - Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể; - Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. |
Điều kiện tiến hành |
- Do yêu cầu. - Theo định kỳ 3 tháng/lần. |
- Do đề xuất. - Theo định kỳ 1 năm/lần |
Nội dung |
Các điều kiện chung liên quan đến hợp đồng lao động quy định tại điều 64 BLLĐ 2012 như: Tình hình sản xuất, kinh doanh; vấn đề thực hiện hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế; điều kiện làm việc,.. |
Các vấn đề liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên ( quy định tại điều 70 BLLĐ 2012 ) như: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp; thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc; bảo đảm việc làm, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động,.. |
Quy trình |
Quy trình tiến hành đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại điều 12 Nghị định 60/2013/NĐ-CP gồm các phần là: - Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại. - Tổ chức đối thoại. - Kế thúc đối thoại. Chi tiết các phần được quy định cụ thể trong điều 12 của Nghị định trên. |
Quy trình tiến hành thương lượng tập thể được quy định tại điều 71 BLLĐ 2012 gồm các phần chính là: - Quy trình chuẩn bị thương lượng tập thể. - Quy trình tiến hành thương lượng tập thể. - Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận. - Trường hợp thương lượng không thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật |
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giải quyết tranh chấp lao động
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luật sư tư vấn luật lao động
- trợ cấp thôi việc
- tư vấn luật
- tư vấn luật bảo hiểm
- tư vấn luật chế độ thai sản
- tư vấn luật lao động
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
- Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và lao động tập thể
- Phân biệt đơn phương chấm dứt hợp đồng với sa thải trong lao động
- Tư vấn chấm dứt hợp đồng khi sáp nhập công ty
- Thẩm quyển giải quyết khi người lao động không đồng ý với quyết định sa thải
- Điều kiện để đảm bảo tính hợp pháp của quyết định kỷ luật sa thải
Thông tin luật cũ hơn
- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Các thỏa thuận Hợp đồng lao động vô hiêu thường gặp
- Tư vấn hợp đồng lao động vô hiệu
- Tư vấn tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
- Quyền và nghĩa vụ của công đoàn trong quan hệ lao động
- So sánh tranh chấp lao động về quyền và lợi ích
- Nội dung cơ bản về đình công
- Đình công bất hợp pháp