Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và lao động tập thể

tranh-chap-lao-dong-ca-nhan-va-tap-the Trong quan hệ lao động, khi xảy ra sự bất đồng trong quyền, nghĩa vụ hay lợi ích thì sẽ gây ra tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động không chỉ là sự tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động mà còn liên quan đến lợi ích chung của xã hội,, ảnh hưởng đến sự pát triển trong sản xuất, kinh doanh. Tại khoản 7 điều 3 Bộ Luật lao động 2012 nêu ra khái niệm của tranh chấp lao động như sau:

 

" Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động."

Tranh chấp lao động đưa phân ra làm hai loại tương ứng với 2 kiểu quan hệ lao động điển hình là tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Sau đây chúng ta sẽ phân biệt hai loại tranh chấp này.

Nội dung phân biệt

Tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động tập thể

Chủ thể trong tranh chấp

Cá nhân người lao động với người sử dụng lao động

Tập thể lao động ( hoặc người đại diện cho tập thể lao động) với người sử dụng lao động

Số lượng

- 1 người lao động ( hoặc một nhóm người lao động tranh chấp đòi quyền lợi cho một người lao động)

- Nhiều người lao động ( hoặc người đại diện cho tập thể lao động đòi quyền lợi chung cho cả tập thể)

Nội dung của tranh chấp

Đòi quyền và lợi ích cho bản thân ( thông thường tranh chấp lao động cá nhân xảy ra khi có vấn đề về hợp đồng lao động )

Đòi quyền và lợi ích chung cho cả tập thể ( Các tranh chấp này liên quan đến thỏa ước lao động tập thể )

Tính chất tranh chấp

- Tính chất của tranh chấp lao động cá nhân là tính đơn lẻ, cá nhân. 

- Thông thường chỉ là tranh chấp giữa 1 cá nhân đơn lẻ với người sử dụng lao động

- Tính chất của tranh chấp lao động tập thể là tính liên kết tập thể. Giữa tập thể lao động có tiếng nói, mục đích chung, đòi hỏi quyền lợi chung. 

- Trước khi xảy ra tranh chấp, tập thể lao động đã có sự tổ chức, bàn bạc, thống nhất với nhau 

Sự tham gia của Công đoàn

- Trong tranh chấp lao động cá nhân, công đoàn không tham gia   ( trừ trường hợp Công đoàn đứng ra với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động )

Trong tranh chấp lao động tập thể, không thể thiếu sự tham gia của Công đoàn với tư cách là một bên chủ thể

Trong thực tế, để xác định được loại tranh chấp lao động, thì cần chú ý nhất là nội dung của tranh chấp. Đôi khi số lượng người tham gia tranh chấp rất động đảo song múc đích của tranh chấp đó là vì quyền và lợi ích của một cá nhân người lao động thì tranh chấp lao động lúc này vẫn được xác định là tranh chấp lao động cá nhân. Và dù cho chỉ có 1 người tham gia tranh chấp với người sử dụng lao động nhưng nội dung tranh chấp là những vấn đề liên quan đến thỏa ước lao động tập thể cũng như quyền và lợi ích của tập thể lao động thì tranh chấp đó vẫn được coi là tranh chấp lao động cá nhân, và người riêng lẻ đứng ra trong tranh chấp đó là người đại diện cho tập thể lao động.