Phân biệt đơn phương chấm dứt hợp đồng với sa thải trong lao động

phan-biet-don-phuong-cham-dut-hop-dong-sa-thai-trong-lao-dongChấm dứt hợp đồng lao động là hành chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên việc chấm dứt như thế nào, chấm dứt vì nguyên nhân gì sẽ ảnh hưởng đến vấn đề về quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể cũng như tính hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng. Để làm rõ hơn về chấm dứt hợp đồng, sau đây sẽ là phần phân biệt hai hình thức chấm dứt hợp đồng chủ yếu trong lao động là đơn phương chấm dứt hợp đồng và sa thải.

 

Mặc dù hai hình thức chấm dứt hợp đồng trên đều mang đến hâu quả pháp lý là chấm dứt quan hệ lao động song lại mang nhiều điểm khác biệt:

Nội dung phân biệt

         Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Sa thải 

 

  Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định trong Mục 3 - Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động Bộ Luật lao động 2012. Với các nội dung: quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động, người sử dụng lao động; các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, trái pháp luật; thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng 

  Vấn đề sa thải được quy định tại điều 125, 126 Bộ Luật lao động 2012 điều 30, 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Với các nội dung về thủ tục sa thải, các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

 Chủ thể 

   Người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền đơn phương chấm dứt hợp động của người lao động, của người sử dụng lao động được quy định lần lượt tại điều 37, 38 Bộ luật Lao động 2012. 

   Chỉ người sử dụng lao động mới có thể áp dụng hình thức sa thải người lao động

 Bản chất

   Bản chất của hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng là một biện pháp hành chính

   Bản chất của hình thức sa thải là một trong những hình thức kỷ luật ( quy định tại điều 125 Bộ Luật Loa động 2012 )

 Nguyên nhân 

 - Do nguyên nhân khách quan ( như thiên tai, tình huống bất khả kháng ) hoặc nguyên nhân chủ quan ( như bị xâm hại, ngược đãi, bị ốm đau bệnh tật - đối với người lao động hoặc là do người lao động không thực hiện theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình - đối với người sử dụng lao động ).

 - Đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần phải xuất hiện hành vi vi phạm

 - Do xuất hiện hành vi vi phạm nội quy lao động, do tái phạm nhiều lần, do có hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghỉ việc không lý do quá 5 ngày cộng dồn trong một năm.

  Thủ tục 

 - Trước khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải báo cho bên còn lại biết trước một thời gian theo quy định tại khoản 2, 3 điều 37khoản 2 điều 38 Bộ luật lao động 2012 ( ví dụ người sử sụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, ít nhất 30 ngày với hợp đồng lao động có thời hạn và người lao động trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước ít nhất 30 ngày với hợp đồng xác đinh thời hạn và báo trước 3 ngày với hợp đồng mùa vụ,...) 

   - Trong thời hạn pháp luật quy định tại điều 47 Bộ Luật Lao động 2012, các bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày và người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

 - Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

 - Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

 - Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

 - Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

 Hậu quả pháp lý 

 Người lao động sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp có thể được nhận trợ cấp thôi việc

 Người lao động sau khi bị sa thải không được nhận trợ cấp thôi việc

Tuy đều là hình thức chấm dứt hợp đồng, cùng kết thúc quan hệ lao động nhưng đơn phương chấm dứt hợp đồng lại mang đến nhiều quyền lợi hơn cho người lao động và thủ tục ngắn gọn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên sa thải lại là biện pháp có lợi cho người sử dụng lao động, ngoài việc không phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động còn là biện pháp có tính răn đe mạnh mẽ. Để chọn lựa được hình thức chấm dứt hợp đồng phù hợp, người sử dụng lao động và người lao động cần có sự cân nhắc kỹ tranh vi phạm quy định của pháp luật.